Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Lời Nói Ðầu:

            Tác giả bài viết này không phải là một người đã từng phục vụ trong Không Lực QLVNCH.  Bài viết này được biên soạn xuất phát từ lòng ngưỡng mộ của tác giả đối với Quân Chủng này, và nó được viết ra nhằm giúp những độc giả ở bên ngoài Quân Chủng có thể hiểu rõ phần nào cách thức tổ chức của các Sư Ðoàn Không Quân của Không Lực VNCH.  Trong quá trình biên soạn, tác giả đã tham khảo rất nhiều tác phẩm Quân Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa cũng như các bài viết của các tác giả Không Quân đã đăng trong các Trang Web như Hội Quán Phi Dũng, Cánh Thép, vv.  Tác giả xin được đặc biệt cảm tạ những hướng dẫn về tài liệu và góp ý vô cùng quý báu của tác giả Nguyễn Hữu Thiện, một cựu sĩ quan Không Lực VNCH, thành viên Ðặc trách biên soạn trong Ban Thực Hiện của bộ quân sử nói trên.  Những sai sót chắc chắn không thể tránh được trong bài viết nầy hoàn toàn thuộc trách nhiệm của người viết.  Người viết rất mong được các độc giả đã từng phục vụ trong Không Lực VNCH, đặc biệt là các vị sĩ quan niên trưởng của Quân Chủng, giúp thêm ý kiến để bổ sung những điểm còn thiếu sót hay điều chỉnh những điểm sai trong bài viết.  Người viết xin thành thật cảm tạ.  

Sau quyết định chuyển giao các trại Lực Lượng Đặc Biệt qua Biệt Động Quân, các trại này trở thành các tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng. Trại Polei Kleng (Lệ Khánh) trở thành tiểu đoàn 62 BĐQ/BP, trại Ben Het (Bạch Hổ) trở thành tiểu đoàn 95 BĐQ/BP, trại Dak Pek (Đức Phong) trở thành tiểu đoàn 88 BĐQ/BP. Các tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng này sẽ lần lượt được đưa về Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ để tái huấn luyện bổ túc chiến thuật tác chiến của binh chủng Biệt Động Quân. Trong khi các tiểu đoàn biên phòng về Dục Mỹ thụ huấn, các tiểu đoàn 22, 23 thuộc liên đoàn 2 BĐQ được đưa lên phòng thủ các trại biên phòng.

1. Hi Dõng...

Đọc tin của mày mà nghe ngậm ngùi...xa xa trong sương mù mờ ảo, có những cánh dù lẻ loi mờ nhạt....Nghe những (Đích Thân) Tường, Phúc và thằng Thắng đã ra đi mà lòng buồn man mác phải không mày? Mày có thể cho biết thêm chi tiết và cụ thể hơn về 2 Đích Thân trên, trong khả năng và phạm vi cho phép được không?
Thằng Thắng thì tao chưa hề gặp lại từ khi nó xếp chiến y, lấy dù bọc cái chân, cũng như tương lai của nó....Nó mất 1 giò, có lẽ vì tao, chuyện như thế này:
Tiếng rè rè trong máy truyền tin PRC25 gọi:
- Biển cả đây Đại Tây Dương gọi
- Đại Tây dương đây Biển cả, nghe rõ, trả lời
- 09 muốn gặp 09 Alpha
- 09 Alpha tôi nghe...
- 09 Alpha cho tăng cường ngay thằng quai chảo ĐELTA lên ngay trên đây cho tôi...

Một trong những phi vụ mà các Hoa Tiêu TT vùng hỏa tuyến thường phải thực hiện cho đến tháng 3 năm 1975 là đổ toán Lôi Hổ và bốc toán. Đơn vị Lôi Hổ vùng 1 đóng trên sườn núi Sơn Trà, mỗi lần thực hiện phi vụ, phi hành đoàn phải đáp ở đây để tham dự briefing và sau đó chở toán đi đổ hay chuẩn bị để đi bốc toán trở về. Các chiến sĩ Lôi Hổ ngụy trang thành VC từ đầu đến chân, khi chở toán đi đổ thì đã quen mắt nên ít ớn nhưng khi đi bốc toán thì trăm sự chỉ còn nhờ vào anh Sĩ Quan Lôi Hổ đi theo tàu để liên lạc với toán, vì khi tàu đáp xuống thì lù lù trong bụi mấy chú VC tay xách AK chạy ra phóng lên tàu trông phát khiếp, đó là toán Lôi Hổ vừa hoàn thành nhiệm vụ trở về mà chỉ có anh SQ liên lạc mới nhận ra. Địa điểm đổ toán thường sâu bên trong phía Tây Nam quận Thường Đức (Elephant Valley) hay sâu vào phía Tây dưới chân đèo Hải Vân (Happy Valley). Cũng tại nơi đây (dưới chân phía Nam đèo Hải Vân), bạn Trần Tiến Lộc, 72H, Khóa 3 HTTT, thuộc phi đoàn 239 Hoàng Ưng đã tử nạn trong một phi vụ bốc toán Lôi Hổ do tàu chặt vào cây. Dọc theo chân dãi núi về phía Nam từ đèo Hải Vân chạy sâu vào hướng Tây là một con suối cạn, hai bên cây cối che rậm rạp nhưng giửa suối là một khỏang trống trực thăng có thể bay. Đường bay nguy hiểm vì chật chội nhưng các phi vụ đổ và bốc tóan thường xảy ra ở đây vì mục tiêu kín đáo an tòan, địch không thể quan sát được từ trên cao. Thỉnh thỏang dọc theo con suối là những "lổ" trống tàu có thể chui vào hoặc bay ra. Chiếc trực thăng lâm nạn đã bốc tóan xong và bay ra, có lẽ chở nặng tàu hơi vướng vấp khi lấy cao độ bay ra nên bị vướng vào cây. Tàu bị lật ngược và treo trên ngọn cây, khi toán cấp cứu đến nơi và đem được hai pilot xuống thì đã mất hàng giờ, hai anh đã tắt thở từ lâu. Các thành viên khác trên tàu bị văng ra ngoài không rõ tình trạng.

HQPD xin trân trọng giới thiệu bài viết "Bốc Viễn Thám" của Niên Trưởng Songchuy11, Phi Đội Trưởng gunship PĐ 213, viết về một trong những phi vụ nguy hiểm nhất của cuộc đời trực thăng. Xin chân thành cám ơn NT Songchuy11.

Một Thời Để Nhớ - (Những Ngày Cuối - Tháng 3/75)

Tháng 3/75, không ngờ đó là những ngày tháng cuối cùng của các chiến sĩ vùng I Chiến Thuật, miền Địa Đầu Giới Tuyến, còn được mệnh danh là Vùng Hỏa Tuyến, một danh xưng nẩy lửa xuất hiện từ thời tướng Nguyễn Chánh Thi làm Tư Lệnh Quân Đoàn I.

Trong giờ thứ 25 của cuộc triệt thoái lịch sử khỏi Vùng I Chiến Thuật, Sư Đoàn I KQ nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trước tình thế lúc bấy giờ " Còn SĐ I KQ, Còn phi trường Đà Nẵng thì Còn Vùng I Chiến Thuật "!

Đà Nẵng là thành trì cuối cùng dưới con mắt người dân Vùng I Chiến Thuật. Mất phi trường Đà Nẵng, thành phố cũng mất theo; tất cả dân quân thuộc Quân Khu I từ các nơi kéo về Đà Nẵng coi như không còn đường thoát... Phương tiện eo hẹp của Hải Quân Vùng I Duyên Hải được dành ưu tiên cho hai đơn vị Dù & TQLC. Quốc lộ I từ Đà Nẵng vô Nam đã bế tắc hoàn toàn sau khi các

tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và căn cứ Chu Lai bị overun trước Đà Nẵng một tuần. Cộng quân coi như trọn quyền làm chủ toàn thể lãnh thổ Vùng I Chiến Thuật ngay buổi chiều 29/3/75, sau khi tiếp thu xong Phi Trường và Thị Xã Đà Nẵng.

Hơn 5 giờ chiều 29/3/75, còn một chiếc trực thăng cuối cùng mang số -107- cất cánh rời kho dầu ở cuối đường Trưng Nữ Vương (Chợ Mới), chấm dứt hoàn toàn sự hiện hữu của SĐ I KQ trên Vùng Trời Hỏa Tuyến, bỏ lại sau lưng thành phố thân yêu đang âm thầm đi vào bóng đêm của hận thù, kinh hoàng và sợ hãi... Tội nghiệp cho những người còn kẹt lại ! Dọc theo con đường biển từ hướng Hội An về , dân chúng hân hoan (?) đón mừng " đám lính mới " có lẽ vừa chui ra từ những mật khu rậm rạp trong vùng Trường Sơn. Từng đoàn người, với cờ xí tung bay phất phới, dẫn đường cho mấy chiếc Motolova chầm chậm theo sau... đang tiến về Đà Năng; đánh dấu sự sụp đổ toàn bộ Quân Đoàn I / QLVNCH ! Bóng tối như đồng lõa cùng tội lỗi, màn đêm buông sớm hơn mọi ngày; bầu Trời u ám đầy khói mù từ phi trường thổi ra giăng đầy mặt biển xa mãi ngoài khơi vịnh Sơn Chà và Cù Lao Chàm.

LỜI CẢM TẠ

Qua sự giới thiệu của anh Nguyễn Chí Thức, một người bạn Không Quân lâu năm, hiện cư ngụ tại Delahey, Victoria, Úc Đại Lợi, tôi được hân hạnh biết anh Phạm Công Khanh, Liên Hội Trưởng, Liên Hội Ái Hữu Không Quân QLVNCH, Úc Châu.

Anh Khanh là một thành viên trong Ban Thực Hiện Quân Sử Không Quân. 

Do cơ duyên trên, tôi nhận lời anh Khanh, sẽ đóng góp dữ liệu liên hệ tới sự thành lập, tồ chức và hoạt động của Phi Đoàn II Khu Trục, đơn vị tôi đã phục vụ từ khi thành lập, cho cuốn Quân Sử Không Quân sẽ phát hành vào tháng 7 năm 2005.