Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Tieuchuy

Người Lính Lẫm Liệt Giữa Tháng 4 Hung Hãn

Phan Nhật Nam

---oo0oo---

 

Di ảnh Tướng Lê Minh Đảo với Bảo quốc Huân chương.
Courtesy: Facebook BPhuong Le
 
Kính tiễn biệt Thiếu Tướng Lê Minh Đảo
Để nhớ Ngày “Anh Tư Về Trời”
Kết thúc cuộc chiến dang dở không thành
Nơi Quê Nhà Ở Việt Nam.
(30/4/1975-19/3/2020).


I- Giữa vũng lầy chính trị

Trở lại chiến trường xưa

Nguyễn Công Khanh

---oo0oo---

 

 


Hai vị dũng tướng, Marcel Bigeard của Quân đội Viễn chinh Pháp và tướng Ngô Quang Trưởng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cùng bại trận trong hai cuộc chiến mà lần nào cũng làm thay đổi vận mạng của Việt Nam. Hai ông cùng có ý nguyện cuối cùng là sau khi qua đời, tro của mình sẽ được đem về rải tại chiến trường xưa.

Những ông tướng thời mạt vận

Ông Bút

---oo0oo---

 
Nhân mùa 30.4, đọc lại một vài trang báo cũ về "những người muôn năm cũ" :

1. Phản tướng Nguyễn Hữu Hạnh:

Báo sggp.org.vn viết: "... Nhân sĩ Nguyễn Hữu Hạnh (sinh năm 1924) nguyên là Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, được Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam móc nối tạo quan hệ từ 1963. Ông được bồi dưỡng để trở thành tình báo, tuy nhiên Mặt trận được lệnh không giao nhiệm vụ gì để chức vụ của ông không bị ảnh hưởng, chờ thời cơ đắc dụng.
Vào những ngày cuối tháng 4-1975, Trung ương Cục miền Nam đánh giá là đã đến lúc đưa Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh quay lại. Đồng chí Phạm Hùng lúc bấy giờ là Bí thư Trung ương Cục miền Nam, điện khẩn về Tỉnh ủy Cần Thơ yêu cầu bằng mọi giá phải đưa Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh về Sài Gòn, nếu đường bộ khó đi, thì đi bằng đường giao liên, để trước ngày 28-4 kịp gặp Tổng thống Dương Văn Minh vừa nhậm chức.

Vị Tướng Của Mùa Hè Đỏ Lửa Năm 1972

Nguyễn Kỳ Phong

---oo0oo---

 

Tháng 8, 1969: Trong một buổi thuyết trình dành riêng cho đại sứ Hoa Kỳ ở Lào, G. Mcmurtrie Godley, đại tướng tư lệnh MACV, Creighton Abrams, nói về tình hình quân sự và tình hình của các đơn vị chủ lực của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH). Về Vùng I, tướng Abrams nói : “Chúng ta có Sư Đoàn 1 ở đây. Sư đoàn này có 17 tiểu đoàn tác chiến, đây là sư đoàn loại hạng nhất; sư đoàn có những quân nhân thượng thặng trên cả nước. Đơn vị có cấp chỉ huy giỏi, từ tiểu đoàn trưởng cho đến tư lệnh sư đoàn. Người tư lệnh sư đoàn… tôi không nghĩ QĐVNCH có một người tư lệnh như ông ta tài giỏi về chiến thuật một người dẫn đầu làm gương”.

..Để nhớ lại ngày tháng cũ, nhớ Không quân, nhớ Võ Bị.
Nguyễn văn An (Khóa 16)

“Tống Lê Chân,” mới nghe qua, như tên người con gái Trung Hoa, có nhan sắc đẹp tuyệt vời, tài danh nổi bật, được ghi trong sử sách lưu truyền cho hậu thế!

Tôi không biết mỹ danh đó có từ lúc nào, xuất xứ từ đâu? Nhưng nó đã chiếm một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong mùa Hè đỏ lửa 1972.

Nhiều sư đoàn chánh quy Bắc Việt được yểm trợ bởi chiến xa và đại pháo hạng nặng, ồ ạt tiến sang từ biên giới Campuchia và Hạ Lào, theo đường mòn Hồ Chí Minh, với mưu đồ đánh chiếm hai tỉnh Bình Long và Phước Long để thành lập chánh phủ gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam,” gây hậu thuẫn quốc tế và đặt áp lực nặng nề cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại Sàigòn.