Những Cái Lon Guigoz
Tưởng Năng Tiến
---oo0oo---
Tưởng Năng Tiến
---oo0oo---
Tôi vốn dốt và rất dốt về chính trị, đến độ tôi không biết gì về thể chế chính trị hiện hành ở Hòa Lan. Tôi cũng không hiểu rằng chủ nghĩa cộng sản có mặt ở Hòa Lan hay không và nếu có chả hiểu nó có gây được tí ảnh hưởng gì nơi phần đất hiền hòa và nhỏ bé này không?
Tôi chỉ biết rằng cái lon sữa bột Guigoz làm ở Hòa Lan (made in Holland) đã và đang gây ra nhiều phiền phức trở thành bế tắc cho chủ nghĩa cộng sản ở xứ tôi – nơi có tên gọi dài dòng là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Điều tôi vừa viết có vẻ ly kỳ, hơi giễu cợt và không chừng, giễu dở nữa là khác. Tôi cũng biết vậy mà không thể làm khác được vì sự thực quả là có vậy.
Tôi đã sống một phần đời của mình với người cộng sản . Thời gian đử để tôi được nghe và phải thuộc nằm lòng rằng: chủ nghĩa Marxism-Leninsm bách chiến bách thắng vô địch muôn năm ! Và cũng như bao nhiêu người dân khác sống dưới chế độ cộng sản, tôi cũng được dạy dỗ một cách rất cẩn thận rằng: Theo duy vật sử quan thì tiến trình của bánh xe lịch sử tất yếu sẽ đưa nhân loại đến chủ nghĩa xã hội rồi chủ nghĩa cộng sản, tức là thiên đường.
Nói có bác và đảng làm chứng, đã có lúc tôi thực tình tin như vậy, hoặc muốn tin như vậy lắm. Vì tôi không tin cũng không xong. Tôi tuyệt đối không thích những chuyện phiền phức lôi thôi. mà có chuyện lôi thôi với nhà nước cộng sản thì máu đổ thịt rơi là cầm chắc ! Ai mà không sợ? Thôi tốt hơn là uốn mình lăn theo cái bánh xe lịch sử cộng sản với hy vọng mong manh là nó sẽ …. chạy đến thiên đường !
Cũng như đường vào tình yêu, đường vào thiên đường cộng sản có quá nhiều chông gai. Lộ trình bác và đảng vạch ra có vẻ thênh thang, thơ thới mà chả hiểu sao cái bánh xe lịch sử của nhà nước lại lăn với hơi nhiều dằn xóc. Dằn xóc đến độ mà tôi thôi luôn cái hy vọng mong manh là mình sẽ được đến thiên đường. Tôi chỉ còn dám mong sao cho mình mau chết, xuống địa ngục sớm, để kịp thời gian đăng ký đầu thai vào một quốc gia khác – bất cứ một quốc gia nào khác – miễn không cộng sản là được.
Tôi đã quyết định tiêu cực, cầu an như vậy mà chuyện cũng không xong ! Rõ thật là khổ. Lý do chỉ vì một cái lon guigoz ngáng đường nên bánh xe lịch sử cộng sản đang quay bỗng kẹt. Cuộc đời tôi và vô số triệu cuộc đời khác cũng vì vậy mà kẹt theo.
Nghe thật khó tin ! Ai mà không biết rằng cái bánh xe lịch sử của người cộng sản đã cán qua vô số xác người, đã nghiền thành bao nhiêu là dòng suối máu, mồ hôi và nước mắt. Cái lon Guigoz bằng nhôm mỏng dính mà ăn thua gì chớ ? Vậy mà nó cứ ăn thua và ăn thua đủ. Chuyện như vậy mới thật kỳ và thật buồn . Nếu Max- Engel đã được đầu thai làm người (điều này thì quá ít hy vọng) và đã đủ lớn để biết đọc thì xin hai chú đừng đọc hết bài báo này. Hai chú sẽ thấy tiếc cho cả một kiếp người lao khổ mà kết quả thì cực kỳ thảm hại.
Tôi làm quen với cái lon Guigoz lần đầu tiên trong một trại tù binh cộng sản – hay còn được gọi một cách nhã nhặn hơn là trại cải tạo – vào mùa mưa năm 1975. Đây là mùa mưa đầu tiên người dân miền Nam sống với cộng sản, thực là một thời gian khó quên trong đời đối với bất cứ ai. Chúng tôi gồm gần một ngàn người lính, bị giam giữ trên một đồi cao hơn 1.000 mét ở vùng cao nguyên. Đói, lạnh, buồn, hoang mang, lo sợ… tất cả những cảm giác rất thê thiết này chúng tôi đều có đủ, trong những ngày đầu mới bị giam giữ. Dần dần chúng tôi chỉ còn lại hai cảm giác chính yếu thường trực ám ảnh thôi, đó là: Lạnh và đói. Nhất là đói, suốt ngày chúng tôi cứ loay hoay với nó. Cái đói đã chi phối gần hết những tâm tư và tình cảm khác.
Nhịn đói là bài học đầu tiên và là bài học quan trọng nhất mà cộng sản đã mang ra dạy chúng tôi trong chương trình cải tạo của họ (và đây cũng là bài học kéo dài suốt khóa !). Một anh trí thức tư sản dấm dớ vớ vẩn đến cỡ nào mặc kệ, sau vài tháng cải tạo cũng phải thấy rằng: Trong đời sống, vật chất giữ một vai trò quan trọng hơn là những người duy tâm vẫn thường tưởng rất nhiều.
Riêng với điều này thì người cộng sản không cần phải nhiều lời để biện minh cho lý thuyết của họ. Họ đẩy chúng tôi vào cái thế phải minh chứng lấy. Bản năng sinh tồn buộc mọi người phải tìm mọi cách để kiếm thêm thực phẩm ăn cho đỡ đói, ăn cho khỏi chết. Và đến hoàn cảnh này thì cái gọi là tinh thần của con người chỉ còn giữ vai trò rất là phụ thuộc và mờ nhạt. Nếu tinh thần chúng tôi chưa bị hoàn toàn đổ vỡ thì thật là nhờ vào may mắn. Cái may mắn ở đây là: Về phương diện trí thức vũng như về phương diện đạo đức, người cộng sản ở thập niên 70 chưa thoái hóa qua cái mức tâm thức và tâm lý bộ lạc (psychologie tribale) của loài người. Họ còn đủ khôn ngoan và nhân đạo để không giết tù binh, họ chưa nỡ đày chúng tôi đến mức sống man dã là phải ăn tươi nuốt sống thực phẩm như cầm thú. Cải tạo viên vẫn còn được cho sống ở tầm mức con người, con người vào cái thời mà nhân loại đã tiến bộ đến độ biết xử dụng lửa. Nói một cách giản dị hơn là chúng tôi vẫn còn đủ điều kiện để nấu nướng thực phẩm tìm được.
Một nắm rau cấu vội, vài củ khoai sùng thối luồn nhanh vào người, một vóc gạo thừa vét được sau những lần tạp dịch đơn khổ, xác rắn hay ếch nhái đập chết trên đường đi… tất cả những thức ăn bẩn thỉu, nhỏ mọn khốn cùng này nếu cần nấu nướng thì không có dụng cụ nào thích hợp cho bằng cái … lon Guigoz. Nó gọn, nhẹ khi cần di chuyển hay cất dấu, dung tích vừa vặn cho số lượng thực phẩm hiếm hoi và rất đỡ hao nhiên liệu khi nấu nướng.
Cái lon Guigoz có đầy đủ những yếu tố hữu dụng để trở thành một bảo vật trong trại cải tạo. Mọi người đều cố gắng tìm mọi cách để làm chủ cho được một cái lon Guigoz (thay vì cố gắng thực hiện cái gọi là tinh thần làm chủ tập thể).
Cộng sản đưa chúng tôi đi cải tạo để gột bỏ đầu óc cá nhân vị kỷ, để biến tinh thần chúng tôi thích hợp với xã hội chủ nghĩa. Một xã hội mà trong đó mọi phẩm vật đều là của chung. Tài sản cũng sẽ được công chúng, chia đều… Vậy mà ngay những ngày đầu tiên ở trại, chúng tôi đã sống với chủ nghĩa ăn lon Guigoz. Dù là làm việc tập thể, sinh hoạt tập thể, ăn uống tập thể… nhưng đến khi có cơ hội xử dụng một chút quyền lợi riêng tư (như may mắn bắt được một hai con ếch chẳng hạn) thì mỗi người nhất định bỏ vào cái lon Guigoz của mình, mang nấu ăn riêng ! Cán bộ ở trại cải tạo tha hồ giảng dạy, sơn phết tô mầu thiên đường cộng sản trông y như thật. Mặc tình cho họ vẽ vời về một đời sống không gia cấp, không bóc lột, mọi sản phẩm đều của xã hội, mỗi người làm việc theo khả năng, hưởng thụ theo nhu cầu. Tổ quốc Việt Nam giàu và đẹp, ở xã hội bên ngoài nhân dân đang sửa soạn đi từ giai đoạn ăn no mặc ấm sang giai đoạn ăn sang mặc đẹp…. ! Chúng tôi thuộc nằm lòng lý thuyết thảo luận và trả lời mọi câu hỏi rất là trôi chảy..
Nhưng hằng đêm, cứ hết giờ học thì mọi người lại lục đục mang tất cả những thứ kiếm được trong ngày bỏ vào lon Guigoz tìm một góc riêng biệt để nấu lên ăn.
Thật là một lối sống quái gỡ và kỳ cục ! Với tất cả mọi người sinh trưởng ở miền Nam vào cái tuổi hai mươi như tôi thì đây là cú đói đầu đời mà chúng tôi đụng phải. Chúng tôi đã hốt hoảng quá đáng, đã có những phản ứng đáng xấu hổ. Với thời gian, chúng tôi quen dần với cái đói. Và cũng một phần nhờ vào số lượng thực phẩm của gia đình tiếp tế, đời sống khá khấm hơn. Chúng tôi kịp có đủ thời gian đủ khoảng cách để nhìn lại, để phân tích…
Chúng tôi thay đổi thái độ. Những cái lon Guigoz bị dẹp bỏ từ từ. Chúng tôi họp thành từng nhóm, nấu ăn bằng một cái nồi đàng hoàng. Chúng tôi cố gắng khôi phục lại con người bình thường nơi mình.
Tiếc thay, không phải mọi người đều làm được việc đó. Có những chiến hữu của chúng tôi không thể nào phục hồi phong độ được. Họ đã gục ngã ngay cú đòn thù đầu tiên. Cái đói đã trở thành một nỗi ám ảnh quả là khủng khiếp. Họ bị cái chủ nghĩa ăn Goz đeo dính luôn từ đó.
Cũng từ đó, trong trại thỉnh thoảng lại có vài ba ông bạn sống thui thủi, lặng lẽ với cái lon Guigoz của mình. Họ như biểu tượng của một thứ chủ nghĩa cá nhân không lành mạnh, phát sinh từ một hoàn cảnh cực kỳ bi đát để chống lại cái chủ nghĩa tập thể bệnh hoạn của người cộng sản. Tôi vẫn thường nhìn những người bạn theo chủ nghĩ ăn gô này với ít nhiều ái ngại. Trong cái cách sống của họ quả là có cái gì bất ổn và bất bình thường. Tôi chỉ còn hy vọng ngày được trở về. Cái đời sống thiên đường của xã hội chủ nghĩa bên ngoài vòng kẽm gai, nếu không được thực sự như quý vị cán bộ cộng sản mô tả thì hy vọng nó cũng đỡ hơn trong trại cải tạo. Ít nhất chắc nó cũng đủ khả quan để có thể lôi kéo những chiến hữu của tôi, hiện đang theo đuổi chủ nghĩa ăn gô, trở lại đời sống bình thường.
Rồi tôi cũng được về xum họp với gia đình thật. Nhưng cái hy vọng của tôi về đời sống khá khấm với những người cộng sản thì không trở thành thật . Tôi lại gặp cái lon Guigoz ở đời sống mới !
Đêm đầu tiên của cuộc đời được coi như tự do, tôi ngủ lại ở nhà của một người chị. Buổi sáng tôi dậy thật sớm. Theo thói quen. Tôi ngồi ở bàn uống nước trà nghe bà chị ca cẩm ta thán về đủ thứ mọi chuyện: sự sa sút thê thảm của gia đình, đời sống ngột ngạt bi đát không lối thoát. Tôi ngồi nghe bình thản, kiên nhẫn, không ý kiến. Ba năm cải tạo dạy cho tôi vài điều hữu ích. Thí dụ như: chỉ nên nghe không nên nói, làm như vậy ít bị phiền phức và tai họa hơn. Và bây giờ tôi mang cái chiến thuật sống ấy ra áp dụng ngay khi nói chuyện với người chị của mình. Cho đến khi nhìn thấy cháu gái của tôi xúc cơm từ nồi đổ vào một cái lon guigoz thì tôi hơi mất bình tĩnh. Chị tôi nhận ra ngay sự thay đổi trên khuôn mặt vốn không cảm giác không tình cảm của tôi.
– Cậu nhìn cái gì vậy?
– Dạ không. Đâu có gì… Mà cháu nó bỏ cơm vào lon Guigoz làm gì vậy chị?
– Ăn chứ làm gì. Nó đi làm đến chiều mới về mà.
– Em tưởng đã có tổ chức bảo quản việc ăn uống chứ? Ai lại bỏ cơm vào cái ống bơ như vậy trông có vẻ…
– Trông có vẻ làm sao? Chị tôi dằn giọng.
– Chả làm sao cả, nó chỉ có vẻ cá nhân quá. Như thế không tốt, thế thôi – Tôi nói, cố giữ cái loại ngôn ngữ và giọng điệu của một anh cán bộ cộng sản. Lần này thì chị tôi “rít” lên, phẫn nộ:
– Cậu bị tay nào rồi ! Về đây chống mắt lên mà xem tổ chức với tập thể làm ăn. Một lũ ăn cướp ! Tiền thì hàng tháng cứ trừ đủ. Con bé có vài chục đồng bạc mà cứ hết vặn đầu đến véo đuôi. Đến khi ăn uống thì lại chuyên môn cho con người ta ăn thiếu ! Được nửa chén cơm đầu thì hết thức ăn và hết chén cơm thì chả còn gì mà bồi thêm nữa. Tôi cũng lạy cả nón tổ chức với tập thể của cậu. Thôi, ai lo phận nấy cho xong chuyện. Cứ mỗi người một cái lon Guigoz là hay nhất chả phiền ai. Có cá nhân một tí thì đã sao?
Tôi đưa mắt nhìn đứa cháu. Nó đang nhẫn nại nhặt từng hạt cơm rơi ra ngoài dĩa bỏ vào lon Guigoz. Cháu tôi im lặng theo dõi câu chuyện giữa mẹ và cậu với một nụ cười buồn, không góp chuyện. Nó cũng phải làm việc từ 8 giờ đến 10 giờ ở sở. Nó đã tập được thói quen giữ im lặng trước những câu chuyện bàn đến đường lối và chính sách của đảng và nhà nước. Tôi không biết nói gì hay nên nói gì với chị và cháu tôi lúc này. Tôi nở một nụ cười vô nghĩa rồi bỏ đi lên gác.
Tôi cứ suy nghĩ về những điều chị tôi vừa nói và thấy vừa buồn vừa lo: Ăn được nửa chén cơm đầu thì hết thức ăn và nếu ăn chậm thì xong chén cơm là bữa ăn cũng kết thúc… thôi ai lo phần nấy là xong chuyện. Cứ mỗi người một cái lon là hay nhất ! Sao nghe cứ y như là sinh hoạt trong trại cải tạo vậy hả trời !?
Chỉ mong sao chị tôi đã nói sai sự thực. Chứ nếu không thì thực là khủng khiếp ! Không lẽ nào đất nước này chỉ là một cái trại tù rộng lớn mà mọi công dân đều đói khổ đến độ dành giựt nhau trong từng bữa ăn?
Ngay từ những ngày đầu “vồ” được quyền bính, tôi đã nghe cộng sản hứa hẹn về việc chuyển hướng kinh tế từ ăn no mặc ấm đến ăn sang mặc đẹp. Sao mà nhà nước chậm chạp vậy cà? Hay là lại nhắm lộn hướng mất mẹ nó rồi?
Những gì tôi được học trong trại cải tạo chưa tiêu hóa kịp mà nếu ngày nào cũng gặp phải thực tế phũ phàng chửi cha lý thuyết như hôm nay thì tôi dám bị táo bón kinh niên lắm !
Rồi đến lượt tôi đi làm, bắt đầu cuộc đời sáng vác lon Guigoz đi, chiều vác lon Guigoz về. Cả ngày tôi tối tăm mặt mũi, chân lấm tay bùn. Mọi cố gắng nổ lực của tôi chỉ mang lại số thực phẩm vừa đủ cho cái lon Guigoz của chính mình. Mọi nhu cầu khác của đời sống thì đều do mẹ tôi cầm cố bán chác đồ đạc trong nhà để bù đắp thêm cho.
Với cái kiểu này thì kinh tế gia đình tôi thật bấp bênh và không lối thoát. Đã vậy, vật giá mỗi lúc một tăng. Tôi cảm nhận được sự suy sụp của gia đình bằng xúc giác. Dù mẹ tôi đã cố hết sức xuôi ngược, đôn đáo tảo tần mà cái lon Guigoz cơm tôi mang theo đi làm, cứ mỗi ngày một nhẹ dần. Trọng lượng cơ thể của tôi cũng nhẹ theo. Bắp thịt quai hàm của tôi mỗi lúc một mỏi hơn vì phần ăn độn cứ tăng thêm mãi !
Sự quẩn bách làm tình cảm gia đình tôi trở nên lẩn quẩn. Tôi cứ thấy xót thương bố mẹ của tôi quá và ngược lại…. Chúng tôi sống bên nhau với một tâm cảm bi thiết và trong một tình cảm vô vọng.
Hình như có một nhạc sĩ Việt Nam đã viết: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào . Lòng mẹ bao la thì OK, nhưng bằng cái biển Thái Bình mà lại dạt dào nữa.. thì tôi e rằng bản nhạc dám bị sáng tác trong lúc nhạc sĩ không tỉnh táo ! Với diện tích là 70 triệu dặm vuông, chả hiểu Thái Bình Dương chứa đựng được bao nhiêu mét khối nước? Còn tình thương của một người mẹ Việt Nam dành cho con dưới chế độ cộng sản chẳng lấy gì ra mà đổ tràn được một cái lon Guigoz dù là một cái lon Guigoz với đầy đủ bắp khoai làm chất độn.
Chuyện cái lon Guigoz như vậy tưởng đã buồn…. mà chưa hết ! Sau giờ làm việc buổi sáng, tôi vẫn thường tìm một nơi kín đáo ngồi nhai cho hết lon Guigoz thực phẩm của mình. Đối với tôi, tất cả những lon “goz” cơm tôi đều ăn rất ngon miệng và trang trọng. Dù rằng, đây là những bữa ăn vô cùng đạm bạc, đạm bạc hơn cả những phần ăn mà đã có lần trong đời tôi ái ngại khi phải dành cho gia súc. Có điều, thành thực mà nói, tôi chưa bao giờ thấy khó chịu hay phẫn uất về điều này cả. Trong hoàn cảnh hiện tại của quê hương tôi thì sống kham khổ là điều phải chấp nhận. Tôi sẽ tự nguyện ăn cơm độn, đi chân đất, mặc quần áo vá chờ đến hết đói, miễn sao cho quê hương tôi khá lên là được !
Nhà nước đã cố đẩy toàn dân đến mức bần cùng là mỗi người chỉ còn có quyền sở hữu một cái lon Guigoz mà thôi, dù vậy họ cũng chỉ thể hiện được sự bình đẳng về hình thức. Tất cả những cái lon Guigoz quả là có bằng nhau về khối lượng nhưng lại hoàn toàn khác nhau về chất lượng. Tình cờ mà tôi được biết thêm điều này (với một chút ngạc nhiên với nhiều chua xót).
Có những chuyện dẫu đã được ém nhẹm kỷ lưỡng trong cái lon Guigoz mà rồi cũng có lúc phơi bày. Có hôm người phụ trách việc hâm nóng những lon Guigoz cơm cho ban chỉ huy nông trường bị trợt chân. Cả chục cái lon Guigoz rơi…. cơm gạo thức ăn vương vãi tung tóe đầy mặt đất. Các đồng chí thủ trưởng, chính trị viên, kỹ sư, quản lý nông trường, bối rối nhăn nhó nhìn khẩu phần ăn vượt quá chế độ của mình phơi bày trên mặt đất. Trong tất cả những cái lon Guigoz rơi vãi đó chỉ có tí cơm độn phủ lên trên mặt khoảng một phần ba cơm trắng, phần còn lại thì ê hề thịt cá.
Hình như đã có lần tôi nghe Lenin nói như thế này: Hãy cho tôi biết loại quần chúng nào bỏ phiếu cho anh tôi sẽ nói được anh thuộc loại người nào. Để phát huy tinh thần làm chủ tập thể, tôi cũng xin xía vào một câu chơi. Hãy cho tôi biết trong cái lon Guigoz của anh DẤU cái gì tôi sẽ nói cho anh biết anh thuộc giai cấp nào trong chế độ cộng sản .
Và dù anh dấu được cái gì trong lon Guigoz của mình anh cũng chỉ là một kẻ đáng thương hại mà thôi. Anh có thể dùng một bữa ăn với một phần ba số lượng cơm và hai phần ba thịt cá…. điều đó chỉ có nghĩa là anh đã bị sống trong tình trạng đói khát quá lâu rồi. Cái đói đối với anh đã trở thành một điều ám ảnh. Một người Á Châu bình thường về dinh dưỡng không thể nào nuốt trôi một bữa ăn kỳ cục như vậy.
Tội nghiệp cho anh, tội nghiệp cho tôi, đáng thương cho chúng ta. Mọi người đều là nạn nhân của một thứ chủ nghĩa bệnh hoạn hà khắc đói khát. Người cộng sản không bao giờ loại bỏ được giai cấp và thể hiện được sự bình đẳng như họ thường la lối, cái thành tích duy nhất mà lũ con cháu Max thực hiện được: lật ngược cái nấc thang tư bản mà thôi. Sống dưới chế độ cộng sản không có người dân nào còn có tham vọng cạnh tranh để sống sung sướng. Cố gắng của mỗi người là làm sao bon chen sống cho đỡ khổ hơn người khác là lấy làm mãn nguyện rồi !
Điều an ủi duy nhất là trong việc giải khát thì quả thực người cộng sản đã thực hiện được mong ước bình đẳng cho mọi người. Tất cả những nông trường và công trường mà tôi đã đi qua, nơi đâu cũng có đặt vài ba thùng nước lớn với một cái gáo dừa hay hai ba cái chén nhựa bên cạnh. Trong giờ giải khát, mọi người đều có quyền uống cho đã khát thì thôi. Miễn là đừng bắt kẻ đứng sắp hàng sau mình phải chờ đợi lâu quá là được rồi. Trong vấn đề húp nước lạnh thì thật là tuyệt đối bình đẳng và đồng đều kể luôn cả việc công chúng chia đều vi trùng truyền nhiễm cho nhau qua cái gáo dừa hay vài chiếc chén nhựa bẩn thỉu dùng cho cả ngàn người.
Như vậy đứng về phương diện dinh dưỡng mà xét thì chủ nghĩa cộng sản thất bại chua cay trong việc chia ăn cho dân chúng nhưng thành công vẻ vang trong việc chia nước uống và khi người cộng sản tuyên bố là làm theo khả năng hưởng theo nhu cầu thì một người thông minh trung bình phải hiểu rằng: Hưởng ở đây có nghĩa là hưởng thụ về nước lạnh. Điều đáng nói là thế giới có quá nhiều những chính trị gia nồng nhiệt, những nhân vật trí thức lỗi lạc, và không ít những Việt kiều yêu nước – yêu nước rất nồng nàn ! – mà thương số thông minh thì dưới trung bình xa quá !
Nhưng cứ công tâm lấy duy vật sử quan mà xét thì có thể kể như cái bánh xe lịch sử của người cộng sản đã xoay được nửa vòng. Nếu đừng kẹt cái lon Guigoz nó dám đã xoay đủ một vòng rồi. Cái lon Guigoz quả là đã mang lại những điều tai hại cho cái chủ nghĩa cộng sản ưu việt ở xứ tôi.
Đọc đến đây, đừng có độc giả nào tưởng rằng đã hết chuyện. Chưa đâu; dễ gì mà hết chứ ! Nếu đảng và nhà nước cứ thi hành những đường lối chính sách ngu xuẩn bệnh hoạn ác độc của họ như họ đã từng làm trong bao nhiêu năm qua thì chả bao lâu nữa nhân dân sẽ chuyển hướng từ chủ nghĩa ăn goz xuống chủ nghĩa ăn lon sữa bò.
Vì kẹt cái lon Guigoz nên bánh xe lịch sử của chủ nghĩa cộng sản mới quay được nửa vòng. Không hiểu đến khi bị kẹt cái lon sữa bò thì nó sẽ xoay trở ra sao. Lôi thôi không chừng cái bánh xe lịch sử đã quay ngược trở lại lắm à nha. Đến lúc đó thì lại bỏ mẹ cả đống thằng ! Máu lại có dịp đổ chan hòa trên quê hương xứ sở của tôi.
Tôi là một thằng nhỏ sinh ra và lớn lên ở một phần đất có tên gọi là bán đảo Đông Dương. Tuổi đời tôi quả là chưa bao nhiêu, những cái cảnh máu đổ thịt rơi thì thực là tôi đã thấy hơi quá nhiều lần. Nói có bác và đảng làm chứng dùm một lần nữa, chớ thực tình thì tôi hoàn toàn và tuyệt đối không thích chuyện binh đao máu lửa một tí nào cả. Nếu chưa muốn nói là tôi còn ghê tởm nữa là khác.
Tuy vậy vì sinh linh của hàng trăm triệu người đang sống dở, chết chậm và chết chắc trên quê hương tôi, tôi nguyện sẽ đem hết sức lực hèn mọn của mình để góp phần đẩy ngược lại cái bánh xe lịch sử của người cộng sản. Máu sẽ đổ chắc chắn ! Nhưng với những kẻ hình nhân dạ thú đó thì cách duy nhất để khuất phục được họ là gây đổ máu.
Tôi chỉ biết rằng cái lon sữa bột Guigoz làm ở Hòa Lan (made in Holland) đã và đang gây ra nhiều phiền phức trở thành bế tắc cho chủ nghĩa cộng sản ở xứ tôi – nơi có tên gọi dài dòng là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Điều tôi vừa viết có vẻ ly kỳ, hơi giễu cợt và không chừng, giễu dở nữa là khác. Tôi cũng biết vậy mà không thể làm khác được vì sự thực quả là có vậy.
Tôi đã sống một phần đời của mình với người cộng sản . Thời gian đử để tôi được nghe và phải thuộc nằm lòng rằng: chủ nghĩa Marxism-Leninsm bách chiến bách thắng vô địch muôn năm ! Và cũng như bao nhiêu người dân khác sống dưới chế độ cộng sản, tôi cũng được dạy dỗ một cách rất cẩn thận rằng: Theo duy vật sử quan thì tiến trình của bánh xe lịch sử tất yếu sẽ đưa nhân loại đến chủ nghĩa xã hội rồi chủ nghĩa cộng sản, tức là thiên đường.
Nói có bác và đảng làm chứng, đã có lúc tôi thực tình tin như vậy, hoặc muốn tin như vậy lắm. Vì tôi không tin cũng không xong. Tôi tuyệt đối không thích những chuyện phiền phức lôi thôi. mà có chuyện lôi thôi với nhà nước cộng sản thì máu đổ thịt rơi là cầm chắc ! Ai mà không sợ? Thôi tốt hơn là uốn mình lăn theo cái bánh xe lịch sử cộng sản với hy vọng mong manh là nó sẽ …. chạy đến thiên đường !
Cũng như đường vào tình yêu, đường vào thiên đường cộng sản có quá nhiều chông gai. Lộ trình bác và đảng vạch ra có vẻ thênh thang, thơ thới mà chả hiểu sao cái bánh xe lịch sử của nhà nước lại lăn với hơi nhiều dằn xóc. Dằn xóc đến độ mà tôi thôi luôn cái hy vọng mong manh là mình sẽ được đến thiên đường. Tôi chỉ còn dám mong sao cho mình mau chết, xuống địa ngục sớm, để kịp thời gian đăng ký đầu thai vào một quốc gia khác – bất cứ một quốc gia nào khác – miễn không cộng sản là được.
Tôi đã quyết định tiêu cực, cầu an như vậy mà chuyện cũng không xong ! Rõ thật là khổ. Lý do chỉ vì một cái lon guigoz ngáng đường nên bánh xe lịch sử cộng sản đang quay bỗng kẹt. Cuộc đời tôi và vô số triệu cuộc đời khác cũng vì vậy mà kẹt theo.
Nghe thật khó tin ! Ai mà không biết rằng cái bánh xe lịch sử của người cộng sản đã cán qua vô số xác người, đã nghiền thành bao nhiêu là dòng suối máu, mồ hôi và nước mắt. Cái lon Guigoz bằng nhôm mỏng dính mà ăn thua gì chớ ? Vậy mà nó cứ ăn thua và ăn thua đủ. Chuyện như vậy mới thật kỳ và thật buồn . Nếu Max- Engel đã được đầu thai làm người (điều này thì quá ít hy vọng) và đã đủ lớn để biết đọc thì xin hai chú đừng đọc hết bài báo này. Hai chú sẽ thấy tiếc cho cả một kiếp người lao khổ mà kết quả thì cực kỳ thảm hại.
Tôi làm quen với cái lon Guigoz lần đầu tiên trong một trại tù binh cộng sản – hay còn được gọi một cách nhã nhặn hơn là trại cải tạo – vào mùa mưa năm 1975. Đây là mùa mưa đầu tiên người dân miền Nam sống với cộng sản, thực là một thời gian khó quên trong đời đối với bất cứ ai. Chúng tôi gồm gần một ngàn người lính, bị giam giữ trên một đồi cao hơn 1.000 mét ở vùng cao nguyên. Đói, lạnh, buồn, hoang mang, lo sợ… tất cả những cảm giác rất thê thiết này chúng tôi đều có đủ, trong những ngày đầu mới bị giam giữ. Dần dần chúng tôi chỉ còn lại hai cảm giác chính yếu thường trực ám ảnh thôi, đó là: Lạnh và đói. Nhất là đói, suốt ngày chúng tôi cứ loay hoay với nó. Cái đói đã chi phối gần hết những tâm tư và tình cảm khác.
Nhịn đói là bài học đầu tiên và là bài học quan trọng nhất mà cộng sản đã mang ra dạy chúng tôi trong chương trình cải tạo của họ (và đây cũng là bài học kéo dài suốt khóa !). Một anh trí thức tư sản dấm dớ vớ vẩn đến cỡ nào mặc kệ, sau vài tháng cải tạo cũng phải thấy rằng: Trong đời sống, vật chất giữ một vai trò quan trọng hơn là những người duy tâm vẫn thường tưởng rất nhiều.
Riêng với điều này thì người cộng sản không cần phải nhiều lời để biện minh cho lý thuyết của họ. Họ đẩy chúng tôi vào cái thế phải minh chứng lấy. Bản năng sinh tồn buộc mọi người phải tìm mọi cách để kiếm thêm thực phẩm ăn cho đỡ đói, ăn cho khỏi chết. Và đến hoàn cảnh này thì cái gọi là tinh thần của con người chỉ còn giữ vai trò rất là phụ thuộc và mờ nhạt. Nếu tinh thần chúng tôi chưa bị hoàn toàn đổ vỡ thì thật là nhờ vào may mắn. Cái may mắn ở đây là: Về phương diện trí thức vũng như về phương diện đạo đức, người cộng sản ở thập niên 70 chưa thoái hóa qua cái mức tâm thức và tâm lý bộ lạc (psychologie tribale) của loài người. Họ còn đủ khôn ngoan và nhân đạo để không giết tù binh, họ chưa nỡ đày chúng tôi đến mức sống man dã là phải ăn tươi nuốt sống thực phẩm như cầm thú. Cải tạo viên vẫn còn được cho sống ở tầm mức con người, con người vào cái thời mà nhân loại đã tiến bộ đến độ biết xử dụng lửa. Nói một cách giản dị hơn là chúng tôi vẫn còn đủ điều kiện để nấu nướng thực phẩm tìm được.
Một nắm rau cấu vội, vài củ khoai sùng thối luồn nhanh vào người, một vóc gạo thừa vét được sau những lần tạp dịch đơn khổ, xác rắn hay ếch nhái đập chết trên đường đi… tất cả những thức ăn bẩn thỉu, nhỏ mọn khốn cùng này nếu cần nấu nướng thì không có dụng cụ nào thích hợp cho bằng cái … lon Guigoz. Nó gọn, nhẹ khi cần di chuyển hay cất dấu, dung tích vừa vặn cho số lượng thực phẩm hiếm hoi và rất đỡ hao nhiên liệu khi nấu nướng.
Cái lon Guigoz có đầy đủ những yếu tố hữu dụng để trở thành một bảo vật trong trại cải tạo. Mọi người đều cố gắng tìm mọi cách để làm chủ cho được một cái lon Guigoz (thay vì cố gắng thực hiện cái gọi là tinh thần làm chủ tập thể).
Cộng sản đưa chúng tôi đi cải tạo để gột bỏ đầu óc cá nhân vị kỷ, để biến tinh thần chúng tôi thích hợp với xã hội chủ nghĩa. Một xã hội mà trong đó mọi phẩm vật đều là của chung. Tài sản cũng sẽ được công chúng, chia đều… Vậy mà ngay những ngày đầu tiên ở trại, chúng tôi đã sống với chủ nghĩa ăn lon Guigoz. Dù là làm việc tập thể, sinh hoạt tập thể, ăn uống tập thể… nhưng đến khi có cơ hội xử dụng một chút quyền lợi riêng tư (như may mắn bắt được một hai con ếch chẳng hạn) thì mỗi người nhất định bỏ vào cái lon Guigoz của mình, mang nấu ăn riêng ! Cán bộ ở trại cải tạo tha hồ giảng dạy, sơn phết tô mầu thiên đường cộng sản trông y như thật. Mặc tình cho họ vẽ vời về một đời sống không gia cấp, không bóc lột, mọi sản phẩm đều của xã hội, mỗi người làm việc theo khả năng, hưởng thụ theo nhu cầu. Tổ quốc Việt Nam giàu và đẹp, ở xã hội bên ngoài nhân dân đang sửa soạn đi từ giai đoạn ăn no mặc ấm sang giai đoạn ăn sang mặc đẹp…. ! Chúng tôi thuộc nằm lòng lý thuyết thảo luận và trả lời mọi câu hỏi rất là trôi chảy..
Nhưng hằng đêm, cứ hết giờ học thì mọi người lại lục đục mang tất cả những thứ kiếm được trong ngày bỏ vào lon Guigoz tìm một góc riêng biệt để nấu lên ăn.
Thật là một lối sống quái gỡ và kỳ cục ! Với tất cả mọi người sinh trưởng ở miền Nam vào cái tuổi hai mươi như tôi thì đây là cú đói đầu đời mà chúng tôi đụng phải. Chúng tôi đã hốt hoảng quá đáng, đã có những phản ứng đáng xấu hổ. Với thời gian, chúng tôi quen dần với cái đói. Và cũng một phần nhờ vào số lượng thực phẩm của gia đình tiếp tế, đời sống khá khấm hơn. Chúng tôi kịp có đủ thời gian đủ khoảng cách để nhìn lại, để phân tích…
Chúng tôi thay đổi thái độ. Những cái lon Guigoz bị dẹp bỏ từ từ. Chúng tôi họp thành từng nhóm, nấu ăn bằng một cái nồi đàng hoàng. Chúng tôi cố gắng khôi phục lại con người bình thường nơi mình.
Tiếc thay, không phải mọi người đều làm được việc đó. Có những chiến hữu của chúng tôi không thể nào phục hồi phong độ được. Họ đã gục ngã ngay cú đòn thù đầu tiên. Cái đói đã trở thành một nỗi ám ảnh quả là khủng khiếp. Họ bị cái chủ nghĩa ăn Goz đeo dính luôn từ đó.
Cũng từ đó, trong trại thỉnh thoảng lại có vài ba ông bạn sống thui thủi, lặng lẽ với cái lon Guigoz của mình. Họ như biểu tượng của một thứ chủ nghĩa cá nhân không lành mạnh, phát sinh từ một hoàn cảnh cực kỳ bi đát để chống lại cái chủ nghĩa tập thể bệnh hoạn của người cộng sản. Tôi vẫn thường nhìn những người bạn theo chủ nghĩ ăn gô này với ít nhiều ái ngại. Trong cái cách sống của họ quả là có cái gì bất ổn và bất bình thường. Tôi chỉ còn hy vọng ngày được trở về. Cái đời sống thiên đường của xã hội chủ nghĩa bên ngoài vòng kẽm gai, nếu không được thực sự như quý vị cán bộ cộng sản mô tả thì hy vọng nó cũng đỡ hơn trong trại cải tạo. Ít nhất chắc nó cũng đủ khả quan để có thể lôi kéo những chiến hữu của tôi, hiện đang theo đuổi chủ nghĩa ăn gô, trở lại đời sống bình thường.
Rồi tôi cũng được về xum họp với gia đình thật. Nhưng cái hy vọng của tôi về đời sống khá khấm với những người cộng sản thì không trở thành thật . Tôi lại gặp cái lon Guigoz ở đời sống mới !
Đêm đầu tiên của cuộc đời được coi như tự do, tôi ngủ lại ở nhà của một người chị. Buổi sáng tôi dậy thật sớm. Theo thói quen. Tôi ngồi ở bàn uống nước trà nghe bà chị ca cẩm ta thán về đủ thứ mọi chuyện: sự sa sút thê thảm của gia đình, đời sống ngột ngạt bi đát không lối thoát. Tôi ngồi nghe bình thản, kiên nhẫn, không ý kiến. Ba năm cải tạo dạy cho tôi vài điều hữu ích. Thí dụ như: chỉ nên nghe không nên nói, làm như vậy ít bị phiền phức và tai họa hơn. Và bây giờ tôi mang cái chiến thuật sống ấy ra áp dụng ngay khi nói chuyện với người chị của mình. Cho đến khi nhìn thấy cháu gái của tôi xúc cơm từ nồi đổ vào một cái lon guigoz thì tôi hơi mất bình tĩnh. Chị tôi nhận ra ngay sự thay đổi trên khuôn mặt vốn không cảm giác không tình cảm của tôi.
– Cậu nhìn cái gì vậy?
– Dạ không. Đâu có gì… Mà cháu nó bỏ cơm vào lon Guigoz làm gì vậy chị?
– Ăn chứ làm gì. Nó đi làm đến chiều mới về mà.
– Em tưởng đã có tổ chức bảo quản việc ăn uống chứ? Ai lại bỏ cơm vào cái ống bơ như vậy trông có vẻ…
– Trông có vẻ làm sao? Chị tôi dằn giọng.
– Chả làm sao cả, nó chỉ có vẻ cá nhân quá. Như thế không tốt, thế thôi – Tôi nói, cố giữ cái loại ngôn ngữ và giọng điệu của một anh cán bộ cộng sản. Lần này thì chị tôi “rít” lên, phẫn nộ:
– Cậu bị tay nào rồi ! Về đây chống mắt lên mà xem tổ chức với tập thể làm ăn. Một lũ ăn cướp ! Tiền thì hàng tháng cứ trừ đủ. Con bé có vài chục đồng bạc mà cứ hết vặn đầu đến véo đuôi. Đến khi ăn uống thì lại chuyên môn cho con người ta ăn thiếu ! Được nửa chén cơm đầu thì hết thức ăn và hết chén cơm thì chả còn gì mà bồi thêm nữa. Tôi cũng lạy cả nón tổ chức với tập thể của cậu. Thôi, ai lo phận nấy cho xong chuyện. Cứ mỗi người một cái lon Guigoz là hay nhất chả phiền ai. Có cá nhân một tí thì đã sao?
Tôi đưa mắt nhìn đứa cháu. Nó đang nhẫn nại nhặt từng hạt cơm rơi ra ngoài dĩa bỏ vào lon Guigoz. Cháu tôi im lặng theo dõi câu chuyện giữa mẹ và cậu với một nụ cười buồn, không góp chuyện. Nó cũng phải làm việc từ 8 giờ đến 10 giờ ở sở. Nó đã tập được thói quen giữ im lặng trước những câu chuyện bàn đến đường lối và chính sách của đảng và nhà nước. Tôi không biết nói gì hay nên nói gì với chị và cháu tôi lúc này. Tôi nở một nụ cười vô nghĩa rồi bỏ đi lên gác.
Tôi cứ suy nghĩ về những điều chị tôi vừa nói và thấy vừa buồn vừa lo: Ăn được nửa chén cơm đầu thì hết thức ăn và nếu ăn chậm thì xong chén cơm là bữa ăn cũng kết thúc… thôi ai lo phần nấy là xong chuyện. Cứ mỗi người một cái lon là hay nhất ! Sao nghe cứ y như là sinh hoạt trong trại cải tạo vậy hả trời !?
Chỉ mong sao chị tôi đã nói sai sự thực. Chứ nếu không thì thực là khủng khiếp ! Không lẽ nào đất nước này chỉ là một cái trại tù rộng lớn mà mọi công dân đều đói khổ đến độ dành giựt nhau trong từng bữa ăn?
Ngay từ những ngày đầu “vồ” được quyền bính, tôi đã nghe cộng sản hứa hẹn về việc chuyển hướng kinh tế từ ăn no mặc ấm đến ăn sang mặc đẹp. Sao mà nhà nước chậm chạp vậy cà? Hay là lại nhắm lộn hướng mất mẹ nó rồi?
Những gì tôi được học trong trại cải tạo chưa tiêu hóa kịp mà nếu ngày nào cũng gặp phải thực tế phũ phàng chửi cha lý thuyết như hôm nay thì tôi dám bị táo bón kinh niên lắm !
Rồi đến lượt tôi đi làm, bắt đầu cuộc đời sáng vác lon Guigoz đi, chiều vác lon Guigoz về. Cả ngày tôi tối tăm mặt mũi, chân lấm tay bùn. Mọi cố gắng nổ lực của tôi chỉ mang lại số thực phẩm vừa đủ cho cái lon Guigoz của chính mình. Mọi nhu cầu khác của đời sống thì đều do mẹ tôi cầm cố bán chác đồ đạc trong nhà để bù đắp thêm cho.
Với cái kiểu này thì kinh tế gia đình tôi thật bấp bênh và không lối thoát. Đã vậy, vật giá mỗi lúc một tăng. Tôi cảm nhận được sự suy sụp của gia đình bằng xúc giác. Dù mẹ tôi đã cố hết sức xuôi ngược, đôn đáo tảo tần mà cái lon Guigoz cơm tôi mang theo đi làm, cứ mỗi ngày một nhẹ dần. Trọng lượng cơ thể của tôi cũng nhẹ theo. Bắp thịt quai hàm của tôi mỗi lúc một mỏi hơn vì phần ăn độn cứ tăng thêm mãi !
Sự quẩn bách làm tình cảm gia đình tôi trở nên lẩn quẩn. Tôi cứ thấy xót thương bố mẹ của tôi quá và ngược lại…. Chúng tôi sống bên nhau với một tâm cảm bi thiết và trong một tình cảm vô vọng.
Hình như có một nhạc sĩ Việt Nam đã viết: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào . Lòng mẹ bao la thì OK, nhưng bằng cái biển Thái Bình mà lại dạt dào nữa.. thì tôi e rằng bản nhạc dám bị sáng tác trong lúc nhạc sĩ không tỉnh táo ! Với diện tích là 70 triệu dặm vuông, chả hiểu Thái Bình Dương chứa đựng được bao nhiêu mét khối nước? Còn tình thương của một người mẹ Việt Nam dành cho con dưới chế độ cộng sản chẳng lấy gì ra mà đổ tràn được một cái lon Guigoz dù là một cái lon Guigoz với đầy đủ bắp khoai làm chất độn.
Chuyện cái lon Guigoz như vậy tưởng đã buồn…. mà chưa hết ! Sau giờ làm việc buổi sáng, tôi vẫn thường tìm một nơi kín đáo ngồi nhai cho hết lon Guigoz thực phẩm của mình. Đối với tôi, tất cả những lon “goz” cơm tôi đều ăn rất ngon miệng và trang trọng. Dù rằng, đây là những bữa ăn vô cùng đạm bạc, đạm bạc hơn cả những phần ăn mà đã có lần trong đời tôi ái ngại khi phải dành cho gia súc. Có điều, thành thực mà nói, tôi chưa bao giờ thấy khó chịu hay phẫn uất về điều này cả. Trong hoàn cảnh hiện tại của quê hương tôi thì sống kham khổ là điều phải chấp nhận. Tôi sẽ tự nguyện ăn cơm độn, đi chân đất, mặc quần áo vá chờ đến hết đói, miễn sao cho quê hương tôi khá lên là được !
Nhà nước đã cố đẩy toàn dân đến mức bần cùng là mỗi người chỉ còn có quyền sở hữu một cái lon Guigoz mà thôi, dù vậy họ cũng chỉ thể hiện được sự bình đẳng về hình thức. Tất cả những cái lon Guigoz quả là có bằng nhau về khối lượng nhưng lại hoàn toàn khác nhau về chất lượng. Tình cờ mà tôi được biết thêm điều này (với một chút ngạc nhiên với nhiều chua xót).
Có những chuyện dẫu đã được ém nhẹm kỷ lưỡng trong cái lon Guigoz mà rồi cũng có lúc phơi bày. Có hôm người phụ trách việc hâm nóng những lon Guigoz cơm cho ban chỉ huy nông trường bị trợt chân. Cả chục cái lon Guigoz rơi…. cơm gạo thức ăn vương vãi tung tóe đầy mặt đất. Các đồng chí thủ trưởng, chính trị viên, kỹ sư, quản lý nông trường, bối rối nhăn nhó nhìn khẩu phần ăn vượt quá chế độ của mình phơi bày trên mặt đất. Trong tất cả những cái lon Guigoz rơi vãi đó chỉ có tí cơm độn phủ lên trên mặt khoảng một phần ba cơm trắng, phần còn lại thì ê hề thịt cá.
Hình như đã có lần tôi nghe Lenin nói như thế này: Hãy cho tôi biết loại quần chúng nào bỏ phiếu cho anh tôi sẽ nói được anh thuộc loại người nào. Để phát huy tinh thần làm chủ tập thể, tôi cũng xin xía vào một câu chơi. Hãy cho tôi biết trong cái lon Guigoz của anh DẤU cái gì tôi sẽ nói cho anh biết anh thuộc giai cấp nào trong chế độ cộng sản .
Và dù anh dấu được cái gì trong lon Guigoz của mình anh cũng chỉ là một kẻ đáng thương hại mà thôi. Anh có thể dùng một bữa ăn với một phần ba số lượng cơm và hai phần ba thịt cá…. điều đó chỉ có nghĩa là anh đã bị sống trong tình trạng đói khát quá lâu rồi. Cái đói đối với anh đã trở thành một điều ám ảnh. Một người Á Châu bình thường về dinh dưỡng không thể nào nuốt trôi một bữa ăn kỳ cục như vậy.
Tội nghiệp cho anh, tội nghiệp cho tôi, đáng thương cho chúng ta. Mọi người đều là nạn nhân của một thứ chủ nghĩa bệnh hoạn hà khắc đói khát. Người cộng sản không bao giờ loại bỏ được giai cấp và thể hiện được sự bình đẳng như họ thường la lối, cái thành tích duy nhất mà lũ con cháu Max thực hiện được: lật ngược cái nấc thang tư bản mà thôi. Sống dưới chế độ cộng sản không có người dân nào còn có tham vọng cạnh tranh để sống sung sướng. Cố gắng của mỗi người là làm sao bon chen sống cho đỡ khổ hơn người khác là lấy làm mãn nguyện rồi !
Điều an ủi duy nhất là trong việc giải khát thì quả thực người cộng sản đã thực hiện được mong ước bình đẳng cho mọi người. Tất cả những nông trường và công trường mà tôi đã đi qua, nơi đâu cũng có đặt vài ba thùng nước lớn với một cái gáo dừa hay hai ba cái chén nhựa bên cạnh. Trong giờ giải khát, mọi người đều có quyền uống cho đã khát thì thôi. Miễn là đừng bắt kẻ đứng sắp hàng sau mình phải chờ đợi lâu quá là được rồi. Trong vấn đề húp nước lạnh thì thật là tuyệt đối bình đẳng và đồng đều kể luôn cả việc công chúng chia đều vi trùng truyền nhiễm cho nhau qua cái gáo dừa hay vài chiếc chén nhựa bẩn thỉu dùng cho cả ngàn người.
Như vậy đứng về phương diện dinh dưỡng mà xét thì chủ nghĩa cộng sản thất bại chua cay trong việc chia ăn cho dân chúng nhưng thành công vẻ vang trong việc chia nước uống và khi người cộng sản tuyên bố là làm theo khả năng hưởng theo nhu cầu thì một người thông minh trung bình phải hiểu rằng: Hưởng ở đây có nghĩa là hưởng thụ về nước lạnh. Điều đáng nói là thế giới có quá nhiều những chính trị gia nồng nhiệt, những nhân vật trí thức lỗi lạc, và không ít những Việt kiều yêu nước – yêu nước rất nồng nàn ! – mà thương số thông minh thì dưới trung bình xa quá !
Nhưng cứ công tâm lấy duy vật sử quan mà xét thì có thể kể như cái bánh xe lịch sử của người cộng sản đã xoay được nửa vòng. Nếu đừng kẹt cái lon Guigoz nó dám đã xoay đủ một vòng rồi. Cái lon Guigoz quả là đã mang lại những điều tai hại cho cái chủ nghĩa cộng sản ưu việt ở xứ tôi.
Đọc đến đây, đừng có độc giả nào tưởng rằng đã hết chuyện. Chưa đâu; dễ gì mà hết chứ ! Nếu đảng và nhà nước cứ thi hành những đường lối chính sách ngu xuẩn bệnh hoạn ác độc của họ như họ đã từng làm trong bao nhiêu năm qua thì chả bao lâu nữa nhân dân sẽ chuyển hướng từ chủ nghĩa ăn goz xuống chủ nghĩa ăn lon sữa bò.
Vì kẹt cái lon Guigoz nên bánh xe lịch sử của chủ nghĩa cộng sản mới quay được nửa vòng. Không hiểu đến khi bị kẹt cái lon sữa bò thì nó sẽ xoay trở ra sao. Lôi thôi không chừng cái bánh xe lịch sử đã quay ngược trở lại lắm à nha. Đến lúc đó thì lại bỏ mẹ cả đống thằng ! Máu lại có dịp đổ chan hòa trên quê hương xứ sở của tôi.
Tôi là một thằng nhỏ sinh ra và lớn lên ở một phần đất có tên gọi là bán đảo Đông Dương. Tuổi đời tôi quả là chưa bao nhiêu, những cái cảnh máu đổ thịt rơi thì thực là tôi đã thấy hơi quá nhiều lần. Nói có bác và đảng làm chứng dùm một lần nữa, chớ thực tình thì tôi hoàn toàn và tuyệt đối không thích chuyện binh đao máu lửa một tí nào cả. Nếu chưa muốn nói là tôi còn ghê tởm nữa là khác.
Tuy vậy vì sinh linh của hàng trăm triệu người đang sống dở, chết chậm và chết chắc trên quê hương tôi, tôi nguyện sẽ đem hết sức lực hèn mọn của mình để góp phần đẩy ngược lại cái bánh xe lịch sử của người cộng sản. Máu sẽ đổ chắc chắn ! Nhưng với những kẻ hình nhân dạ thú đó thì cách duy nhất để khuất phục được họ là gây đổ máu.
Tưởng Năng Tiến.
(Trích “Tuyển tập MĂNG ĐẦU MÙA”
Võ Hoàng & Tưởng Năng Tiến
Hương Quê phát hành 1982 tại Santa Clara, California)
Source: https://tuongnangtien.wordpress.com/...ai-lon-guigoz/