Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

AF Echo

 
Ông Ánh còn… Ngán Tui!!!

Nghịch Nhĩ
 
~~~oo0oo~~~


Thưa vâng, Ông Ánh trên tựa bài viết đúng là Ông Nguyễn Huy Ánh cựu Tư-lệnh Sư-đoàn 4 KQ, một vị Tướng lỗi lạc, mà hồi đó có lúc còn phải… ngán tui đấy!
Chuyện thật như thế nào, nói theo kiểu truyện Tàu, xin xem hồi sau sẽ rõ… còn bây giờ thì…:

Ôi Phi Công… danh tiếng muôn đời


Yên Sơn

~~~oo0oo~~~



Câu chuyện phiếm


Mào đầuchuyện phiếm là chuyện đọc cho vui, xem rồi bỏ mong đừng ai phiền lòng.
Khi nắng chiều sắp tắt ngoài hiên, có một chàng trai trẻ vừa qua tuổi dậy thì (*),
nhìn vào bóng đêm rồi tủm tỉm cười một mình khi ôn lại chuyện năm xưa…



Ngồi lẩm bẩm hát bài Không Quân Hành Khúc của nhạc sĩ Văn Cao, đến câu “ôi phi công danh tiếng muôn đời”, tôi chợt mỉm cười tự hỏi “vì sao phi công lại được danh tiếng muôn đời?” Có quả thật phi công danh tiếng hay chỉ là câu hát của ông nhạc sĩ ưu ái tặng anh em? Hơn bảy năm vui buồn đời phi công tôi chưa từng nghe bất cứ một ai trang trọng nói như vậy; có chăng cũng chỉ là câu lặp đi lặp lại vô số lần “đừng làm mất mặt không quân” hoặc “đừng làm mất mặt phi công”.

Tang Lễ Mũ Đỏ Trung Tá Bùi Quyền TĐT - TĐ5ND VNCH ( Bổ túc đầy đủ 7-21-2020 )


Sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, Trung Tá Bùi Quyền gọi điện thoại cho người chị: "Chị mang mấy viên thuốc cho em”. Nước mất thì nhà tan, Ông đã có ý định tự vẫn ... Kính mời quý vị và quý bạn đọc về cuộc đời của Trung Tá Bùi Quyền, Thủ Khoa Khóa 16 TVBQGVN, qua bài viết của người chị.

 




BÙI QUYỀN VÀ TÔI


VŨ XUÂN LAN

~~~oo0oo~~~



Chúng tôi chỉ là hai chị em họ: Mẹ của Bùi Quyền là em ruột của bố tôi, tuy vậy chúng tôi thân thiết từ thời thơ ấu, có lẽ gần gũi nhau còn hơn chị em ruột. Tôi mồ côi mẹ lúc mới 5 tuổi lại có bà mẹ kế rất nghiêm nên hay tìm đến tình thương của cô. Cô tôi lại chỉ có một mình Quyền nên rất thương chúng tôi. Nhà ở gần nên chạy qua chạy lại chơi đùa rất vui

Rải Rác Biên Cương Mồ Viễn Xứ


Trần đức Thưởng

~~~oo0oo~~~



Vừa thiếp đi trong giấc ngủ,tiếng điện thoại reo,đánh thức tôi ,nhìn đồng hồ ở bàn 9:15 pm.Bên kia đầu giây, một người bạn trong đơn vị cũ.

- Thưởng,có người nhắn trên web site Cánh Thép muốn biết về cái chết của Trung úy Nguyễn anh Tuấn trong phi vu, hộ tống trực thăng cứu thương, ở một tiền đồn, phía nam của tỉnh Cà Mâu.

Qua mấy phút điện thoại ngắn ngủi,cả một ký ức hiện về,chi tiết phi vụ ,hình ảnh Trung úy Tuấn,trưởng phi cơ,Thiếu úy Quách dũng Tiến, hoa tiêu phó cùng 2 người cơ phi và xạ thủ tưởng chìm sâu trong quá khứ,đã hơn 36 , 37 năm rồi,nay đang sống dậy trong tôi Tôi cố gắng vỗ về giấc ngủ trở lại,sáng mai đây tôi phải thức giấc lúc 5:00 am để chuẩn bị cho một ngày làm việc bắt đầu.

Tình Chiến Hữu

Yên Sơn

---oo0oo---

 

“Old soldiers never die, they just fade away.”
General Douglas MacArthur

Ở một ngày chớm thu Houston, “Khiêm nháy” ở Ohio email cho anh em cựu phi công C.130A Houston biết là “Tư người ở” từ bên Đức sang; nhưng nghe nói bạn bè chỉ mua vé cho hắn đến California mà thôi. Hơn nữa, khi đặt vé hắn cũng không hề biết ở Houston cũng có anh em xưa, bè bạn cũ. “Khiêm nháy” và “Thuận thợ mộc” ngỏ ý muốn nhân cơ hội một số anh em Phi đoàn C.130 họp nhau ở Houston.

Khi Vợ Bị Ốm

Thiên Lý

---oo0oo---

 

Như nhiều cặp vợ chồng lớn tuổi sống trong khu phố, gia đình nhỏ của bà cũng chỉ có hai người vào ra lặng lẽ. Có điều họ khác với ông bà ở chỗ là những ngày lễ lớn, gia đình họ lúc nào cũng vang tiếng nói cười vui vẻ trong ngày tiệc tùng, đoàn tụ hay rộn ràng khách khứa. Riêng ông bà thì ngày nào cũng như ngày nấy, bình thường theo một công thức toán khô khan. Ông đã vào tuổi hưu nhưng vẫn còn đi làm thợ sửa chữa vặt cho một phòng tập thể dục gần nhà, sáng bảy giờ rưỡi xách ô đi, chiều bốn giờ lại cắp ô về, đều đặn mỗi ngày không thay đổi. Còn bà thì làm việc trong nhà bếp của bệnh viện. Họ có hai đứa con, một trai, một gái, chúng ở rất xa ông bà. Cậu con trai lớn có một đứa con gái lên năm, do thích làm ăn buôn bán đồ biển nên gia đình nó dọn lên tận Alaska. Còn đứa con gái một nách ba con nhỏ, bận rộn thế mà cả vợ lẫn chồng lại đèo bồng công việc “Travel Nursing”, chúng mới chuyển đến Hawaii làm việc mấy năm nay, nghe nói lương hậu lắm. Ông bà có nhớ con thương cháu mấy cũng chẳng thể nào đi thăm chúng được, chỉ nhìn thấy chúng qua “face time” hàng tuần.

Bức Tâm Thư Của Một Người Con Lính VNCH

Cao Xuân Thanh Ngọc

 

---oo0oo---

 

 

Đã nói là Tâm Thư thì đây là những dòng chia xẻ từ tâm của TN, chuyện đã xảy ra cũng vài năm, nhưng nó cứ bám mãi theo TN cho đến tận bây giờ, thôi thì cũng nên nói ra một lần.

Từ lúc theo cha và gia đình đặt chân lên xứ sở Hoa Kỳ theo diện HO năm 1991, Thanh Ngọc vùi đầu vào những trang sách vở suốt khoảng thời gian dài hơn cả một thập niên, 11 năm ròng rã và những ngày đầu trở lại mái trường thật khó khăn. Phong thổ mới và ngôn ngữ bản địa hoàn toàn xa lạ. Có những lúc lời thầy cô giảng trên giảng đường, Ngọc có cảm giác tưởng như mình là vịt đang nghe sấm vậy.

Cái Bóng Cuộc Chiến Và Món Nợ 45 Năm

Phạm Tín An Ninh 

---oo0oo---

 

 

Đã kết thúc đúng 45 năm, nhưng cái bóng của cuộc chiến ấy dường như vẫn luôn bám theo đằng sau, nhiều lúc muốn chụp phủ lấy tôi như bóng ma, một thứ “bóng đè”, làm tôi muốn ngộp thở.

Từ giã học đường, tôi vào lính khi còn rất trẻ. Cũng không hẳn vì thích đời binh nghiệp, nhưng ý thức trách nhiệm làm trai trong lúc đất nước đang trong khói lửa chiến tranh, nhìn quanh bạn bè thân quen đều lần lượt nhập ngũ, và gần như con đường nào rồi cuối cùng cũng dẫn tới một quân trường, nên đúng như lời một bài hát cũ, “năm 21 tuổi tôi đi vào quân đội mà lòng chưa hề yêu ai”.