Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

KiwiTeTua

Một Y Sĩ Hải Quân đi tù Cải Tạo tại miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa
Nguyễn vĩnh Bình
 
---oo0oo---


Tôi thật rất có phước được là một y sĩ Hải Quân, và tôi là y sĩ Hải Quân duy nhất “được” đi tù cải tạo tại miền Bắc. Nhiều người thương hại cho số phận hẩm hiu của tôi, nhưng tôi coi đó là một hân hạnh. Hân hạnh vì đất nước tôi trong cuộc tranh đấu cho Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ đã trải qua một cuộc chiến anh dũng. Nay vì vận nước nghiêng ngả, đồng bào lâm cảnh lầm than đau khổ, chúng tôi bị đi đầy tận miền bắc thì kể như chúng tôi tiếp tục tham dự cuộc chiến trong phần đen tối nhất và đóng góp phần đời và xương máu để cùng chia xẻ với cái nhục mất nước chung của toàn dân.

12 Năm Tình Lận Đận
Điểu Du Nguyệt

---oo0oo---

 

Ngày 30/04/1975, lúc ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tôi đang ở khu định cư dành cho dân Phước Long ở quán chim Long Thành, tôi rầt buồn và cũng rất bình tĩnh hơn bất cứ lúc nào, sẵn sàng đón nhận mọi bất trắc có thể xảy ra!

Lục lại một chút hồi ức:

Một thời mà không ai muốn nhớ lại, và rồi, cũng không thể nào quên được!


Phong Tục Tết

Lê Thương
 
---oo0oo---
 


Tết Nguyên Đán


Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của Việt Nam. Ngày Tết không những là ngày thiêng liêng của người Việt mà nó còn mang sắc thái văn hóa đặc thù của dân tộc ta. Trên bầu trời cao, những cánh én đã về, mùa Xuân đã trở lại với vạn vật. Những cành lá trơ trụi của mùa Đông đã chuyển mình với những mầm non, với lá xanh mơn mởn. Trong bốn mùa, Xuân là mùa của ngàn hoa tươi thắm, với những cành lộc non xanh tươi vì thế mùa Xuân được người đời ưa chuộng hơn cả.

HÀ NỘI NĂM XƯA

À la recherche du temps passé…

Hồi ký của Tôn Kàn

 

Nhìn qua cửa sổ thấy thành phố Toronto nằm co ro dưới tia nắng sớm của một ngày đầu Thu thì lại chợt nhớ đến Hà Nội nơi tôi sinh trưởng cách đây mấy chục năm. Tôi nhớ Hà Nội thời tôi còn bé cũng có những ngày chớm Thu nắng cũng êm dịu thời tiết cũng hanh hanh như thế này.Mùa Thu thì khô ráo, còn mùa Xuân sau Tết có những ngày mưa phùn gió bấc buồn lê thê, chỉ ở Hà Nội mới có những

Trung Cộng đổ bộ tấn công quần đảo Hoàng Sa tháng 1 năm 1974

(Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung cộng
xảy ra vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa)





Lời mở đầu


Tài liệu này do Bộ Lục Quân Hoa Kỳ, Văn Phòng Phụ Tá Tham Mưu Trưởng Đặc Trách Tình Báo đúc kết và phổ biến vào tháng 12 năm 1974. Tài liệu dựa trên báo cáo của ông Gerald E.Kosh phối hợp với các tin tình báo đã được Hoa Kỳ thu thập được trong khoảng vài tháng trước ngày Trung Cộng cưởng chiếm Hoàng Sa.

Bài Viết Vinh Danh KingBee PĐ219 và Lôi Hổ Nguyễn Cao Vỹ
Hài Đen Chiến Đòan 1 Xung Kích


 

Trong cái gọi là “Chiến tranh ngoại lệ”. Sự cải danh xưng là điều cần thiết … Từ những trại được gọi là FOB (Tiền doanh) đến CCN (Nhân viên kiểm soát Bắc) và nay cải danh là TF1AE (Lực lượng Đặc nhiệm 1). Người Mỹ bắt đầu chuyển giao phần nào lực lượng cho Nha-kỹ-thuật. Đơn vị phụ trách tình báo quân sự chiến lược của QLVNCH. Hai toán Thám-sát đầu tiên Thăng-long và Bắc bình. Nay thêm bốn toán nữa được chuyển giao với tên gọi mới là Hải-điểu, Hải-sơn, Hải-long, Hải-yến, Hải-sư, Hải-vân… Đại-đội B người Thượng cũng được chuyển giao. Trại còn lại hai mươi lăm toán thám sát và Đại đội A (Người Nùng và Miên) Vẫn do người Mỹ trực tiếp chỉ huy…Toán tôi Thăng-long được bổ sung quân số và đổi tên thành Hải-sơn. Thiếu úy Bửu Chính đi Kontum nhận lãnh nhiệm vụ mới. Thiếu úy Phạm ngọc Điệp thay thế làm toán trưởng, Trung sĩ Trần Quang, toán phó cùng sáu Biệt kích Quân (Special Commando Unit)…

Nhớ, nhớ đến từng chi tiết từ cái bước chân đầu tiên đặt lên đất Sài Thành, nhớ từng ngõ ngách, từng nhân vật thuộc về quá khứ ấy cho đến ngày nay. Mặc cho Sài Gòn đã có nhiều tang thương dâu biển, từ cái tên thành phố đến những con đường đã thay họ đổi tên, từ con người đến xã hội cho đến cả cái cách sống cũng đã khác xưa nhiều lắm.