Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

KiwiTeTua

HÀ THÀNH… Thanh Lịch – Phải Biết Bao Nhiêu Năm Mới Xây Dựng Được Một Nền Văn Hóa?

 

Đoan Nghi

---oo0oo---

 

“Vì lợi ích 10 năm, trồng cây. Vì lợi ích 100 năm, trồng người”. Và chỉ sau thời gian ngắn, với chính sách trồng người này đã phá nát nền văn hóa Hà Thành thanh lịch như thế nào?

Đời Phi Công


Nguyễn Xuân Vinh

---oo0oo---

 

 

CHƯƠNG 1: ĐƯỜNG ĐỜI MUÔN VẠN NẺO ...

Nghề nghiệp anh đã quyết định lựa chọn

rồi đây sẽ là nguồn sống của cả cuộc đời...

 

Phượng,

Viết thư này anh đã ở xa em muôn vạn trùng dương. Anh mỉm cười khi đặt bút vì nghĩ rằng em vẫn thường chê cái tính thích giang hồ vặt của anh. Lần này thì anh đi hẳn, đi thật xa cho đến khi nào công thành anh mới trở về. Anh cũng chưa viết thư về cho Bác biết và chắc giờ đây Bác nghĩ rằng anh đang sống vất vưởng ở một xó xỉnh nào giữa thành phố Sàigòn.

Màn Cuối Đời Chiến Binh - Trận Phan Rang 4/1975
 Thiếu Tá Trương Dưỡng- SĐND
 
---oo0oo---
 
 
 

Màn cuối Đời Chiến Binh
Cảnh đồ thán sanh linh
Quân dân gườm tay súng
Thề giữ nước hết mình!


Bắt đầu tháng 3/75 trở đi, chiến cuộc ở Miền Nam VN trở nên rất khốc liệt! Cộng quân dốc toàn lực lượng để chiếm đoạt Miền Nam. Các tỉnh phía Bắc và phía Tây Cao Nguyên đã lần lượt mất vào tay CSBV.

Chupao Nhuộm Máu Quân Thù

Trần Văn Bường, K18

---oo0oo---

 

Hằng năm, cứ vào Ngày Quân Lực, 19 tháng 6 đến, tôi lại nhớ đến trận chiến thập tử nhất sinh xảy ra đúng vào ngày lễ trọng đại này, vào năm 1972 tại căn cứ 41A nằm sát chân Đèo Chupao trên QL14 từ Pleiku đến Kontum. Tôi tưởng đâu mình đã ngồi trên bàn thờ “ngắm gà khoả thân” rồi, nhưng may mắn thay trong “Sổ Phong Thần” chưa có tên về chầu Diêm Vương nên đơn vị tôi đã phản công một cách ngoạn mục gây thiệt hại nặng nề cho quân đặc công Cộng Sản phải “bỏ của chạy lấy thân” để lại nhiều vũ khí giá trị và nhiều xác “đồng chí, đồng rận” mặt mày còn non choẹt.

Hành Quân Hạ Lào

Lam Sơn 719

Từ ngày 8/2 đến ngày 6/4/1971

---oo0oo---

 

Do những chuyển biến chính trị tại Kampuchea, CSBV không thể xử dụng như trước cảng Kompong Som để chuyển vận chiến cụ và tiếp liệu cho chiến trường tại Miền Nam. Trong khi đó các cuộc hành quân vượt biên của QL/VNCH đã phá nát các căn cứ hậu cần và mật khu an toàn của họ trên đất nước Chùa Tháp. Thêm vào đó kế hoạch bình định và phát triển được đẩy mạnh sau cuộc tổng công kích thảm bại của Việt Cộng trong năm Mậu Thân.

Những Mùa Mưa Trong Ký Ức
Phạm Tín An Ninh
 
---oo0oo---



Dường như mỗi khi trời đổ những cơn mưa thường làm cho người ta dễ thấy chạnh lòng, thiết tha nhớ tới một điều gì – một cuộc tình đã lỡ, một người thân đã chia xa, hay một quê hương đang cách biệt đến nghìn trùng. Với tôi, mỗi lần nhìn mưa rơi, nhất là những ngày mưa tầm tã, tôi da diết nhớ tới đơn vị xưa, hình dung từng khuôn mặt đồng đội, bạn bè, đã chết hay đang lưu lạc tha phương, và hồi tưởng tới các cuộc hành quân trong những mùa mưa thuở ấy.

Lỗi Tại Tôi Mọi Đàng
Thư Viện Phạm Văn Thành

---oo0oo---

 

Miền Nam Việt Nam thất thủ lúc gần trưa ngày 30 tháng Tư 1975 đã kéo theo nhiều di lụy bi tang thương trong đó nổi bật nhất là chuyện tàu Việt Nam Thương Tín đã vượt thoát được Cộng Sản vào cái ngày đen đủi đó từ Sài Gòn và đã cập bờ đảo Guam (căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương) mang theo hơn 600 người miền Nam tị nạn Cộng Sản vào tháng 5/1975.

Bước Không Qua Số Phận

Đỗ Duy Ngọc

---oo0oo---
 
 

Đỗ Duy Ngọc sanh năm 1950 tại Đà Nẵng, hiện đang sống tại SàiGòn. Ông kể lại cuộc đời mình và người bạn chí thân tên Nhân (Siêu Nhân) mà ông cho là một THIÊN TÀI BỊ ĐOẠ. Cả 2 người đều là Sinh Viên ưu tú du học ở Pháp… Cuộc đời 2 người thăng trầm theo vận mệnh từ năm 1964 đến năm 2011 là một đoạn đường rất dài… Chuyện gì đã xảy ra? Chuyện hồi ký rất hay! Mời các bạn đọc.

Từ Trại Giam Đến Trại Guam

Đinh Từ Thức

---oo0oo---

 

Mới đây mà đã 40 năm. Thời gian đi quá mau! Trong cuộc đổi đời 40 năm trước, hầu như mỗi người có câu truyện riêng, có khi cùng một gia đình, truyện mỗi người một khác. Nhân kỷ niệm 40 năm mất Sài Gòn, xin kể lại sau đây đoạn đầu cuộc ra đi của tôi, Từ Sài Gòn đến Guam. Những gì tôi đã trải qua, được ghi lại theo trí nhớ. Những gì không trực tiếp trải qua, được viết theo những tài liệu đã xuất bản.

Cuối Tầng Địa Ngục


Đỗ Văn Phúc

---oo0oo---

 

Lời Giới Thiệu của Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng

Cách đây khoảng một tháng, tác giả, cựu tù nhân “Cải Tạo” Đỗ Văn Phúc, ngỏ ý muốn tôi viết lời tựa cho quyển hồi ký đời tù nhan đề Cuối Tầng Địa Ngục. Tôi đón nhận với một chút ngỡ ngàng trộn lẫn cảm giác đồng cảm thật mênh mang.