Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

KiwiTeTua

Biển San Hô

Trần Vũ


Cuối thập niên 70 cùng với những ghe vượt biển mong manh còn xuất hiện những thuyền nhiều tầng được Công an Biên phòng hộ tống ra tận cửa biển, do chính nhà nước đứng ra tổ chức dưới tên gọi Vượt biên Bán Chánh thức. Với chính sách bài Hoa, chính quyền muốn triệt tiêu “đội ngũ Hán gian” nhưng trong thực tế là những gia đình Hoa kiều đã sinh sống nhiều thế hệ trong Chợ Lớn và có cả những thanh niên Việt mua khai sinh Tàu để ra đi. Giá trung bình là 12 lượng vàng cho người lớn và 7 lượng vàng cho trẻ em, cùng hai trăm đồng “cụ Hồ” cho thị thực khai sinh ma. Ðóng cho chủ tàu và công an thị xã điểm xuất phát. 

Chuyến tàu MT-603 khởi đi từ Mỹ Tho đêm 29 rạng 30 tháng 5-1979 chứa 405 thuyền nhân đã đâm vào bãi ngầm Trường Sa bốn ngày sau đó. Ngày 21 tháng 6-1979 khi được Hải quân Phi Luật Tân cứu đưa vào hải đảo Liminangcong, điểm danh còn đúng 285 người. Tôi ở trong số những thiếu niên đi chuyến tàu này, ghi lại dưới dạng tiểu thuyết. 

Trần Vũ


********
 
1. Vượt biên bán chánh thức

Những ai đã sống ở Mỹ Tho khoảng thời gian hai năm 78 và 79 đều có chung nhận xét: trọn thị xã nhỏ bé hiền hòa nổi tiếng nhờ món hủ tiếu này đã biến thành một chợ người hỗn độn dân tứ phương đổ về sinh sống, đầy dẫy bon chen, càng làm nẩy bật thêm lên tình cảnh tranh sống giữa Người và Người.
44 năm sau, nhìn lại mối đau
Phan Nhật Nam


LTS: Trang Cựu Chiến Binh kỳ này xin gửi đến quý độc giả bài viết của nhà văn Phan Nhật Nam. Vì bài viết khá dài, nên chúng tôi sẽ chia ra làm năm kỳ. Mời quý độc giả đón đọc. Nhân đây, xin kính mời quý độc giả có những bài viết và hình ảnh về người lính VNCH, những sinh hoạt của cựu chiến binh VNCH… gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.. Nhật báo Người Việt sẽ là cầu nối các cựu chiến binh VNCH khắp nơi trên trang báo này. 

Kính gởi tất cả
Người Việt còn sống hay đã chết (1975-2019) 


Dẫn Nhập 

Mỗi người, mỗi tập thể, mỗi dân tộc có một đời sống, lần chết với định mệnh riêng. Dân tộc Việt cảm nhận, thấy ra sự huyền nhiệm kia qua con Số Ba: Lễ thờ cúng với phẩm vật Tam Sanh; nhà Ba Gian; Ba Miền Bắc, Trung, Nam; Cờ Quẻ Ly; Cờ Vàng Ba Sọc…

Tháng Tư Không Ánh Mặt Trời


Huy Tưởng

 

Xin một phút mặc niệm để tưởng nhớ những đồng độI cũ và những Mũ Nâu đã gục ngã trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do cho miền Nam Việt Nam trước đây, chữ Tự Do mà chân giá trị của nó, chỉ sau khi tàn cuộc chiến, mớI thực sự được thấu hiểu. 
Huy Tưởng

Phần 1.

Đông Xuân, Một Chín Bảy Lăm, tháng Giêng ngày 6, những sư đoàn chính qui Bắc Việt với T54 và đại pháo 130 ly yểm trợ tràn ngập tỉnh lỵ Phước Bình, Phước Long sau hơn hai tuần lễ ác chiến với quân trú phòng gồm phần lớn là quân địa phương diện điạ và một trung đoàn của SĐ5BB!! Hai biệt đội Biệt Cách Nhảy Dù được tung vào trận điạ mong cứu vản tình hình, nhưng đã quá muộn màng. Bắc quân với hỏa lực và quân số áp đảo gấp chục lần đã nghiền nát mọi sức kháng cự còn sót lại ! Lính 81, thiệt hại gần phân nửa, chạy dạt vào rừng, nương bóng tối rừng già tìm đường triệt thoái. Tháng Giêng năm 1975, tháng mở đầu cho định mạng cay nghiệt của miền Nam Việt Nam trong cuộc hành trình vào thềm đầu điạ ngục!

Ngục Tù Cộng Sản
Mũ Xanh Giang văn Nhân

 

Cổ nhân thường bảo:


Nhất nhật tại tù, 
Thiên thu tại ngoại

Quả thật vậy, và một điều bất hạnh nhất là ở trong ngục tù của Cộng Sản

"Tình hình trong này rất lộn xộn, Cam Ranh (xử lý thường vụ LÐT/LÐ147) cho con cái di chuyển càng về phía Nam càng tốt, hoặc dùng những sampans (ghe: tiếng Pháp) ra biển về Nam, Sư đoàn không thể làm gì được”. Lúc này tôi lặng người, thật sự chúng tôi đã bị bỏ rơi.

Dinh Độc Lập - Tiếng Súng Cuối Cùng
Huy Văn Trương
 


BBT đánh máy lại từ tập truyện DINH ĐỘC LẬP TIẾNG SÚNG CUỐI CÙNG, với sự đồng ý của tác giả Huy Văn Trương (bút hiệu của Trung úy Trương Văn Hùng, phòng Hành Quân bộ Chỉ Huy trường VBQGVN).

Xin chân thành cám ơn tác giả.


Ba cái ly thủy tinh trong suốt lung lửng rượu vang, chạm nhau kêu lách cách, chúc mừng, chúc mừng ngày bọn mình tái ngộ, tôi nhìn qua khung cửa sổ cảnh ba người đàn ông ngồi bệt dưới đất, bao quanh chai rượu và đĩa mồi, hình ảnh quá quen thuộc. Tôi đoán ngay, ngày xưa họ là lính trong Quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Như để xác nhận sự suy đoán của tôi là đúng, người trẻ tuổi nhất trong bọn cất giọng:
 
- Hai ông có công nhận không? Sư đoàn 18 của bọn mình, lấy một chọi mười, đã đánh một trận oanh oanh liệt liệt. Tôi cho đó là trận đánh cuối cùng, trận đánh để đời của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà.
Khu Rừng Yên Tỉnh
 
Lôi Hổ Nguyễn Văn Hải
Chiến Đòan 1 Xung Kích


Canh bạc đã đến hồi quyết liệt. Chỉ mới vừa từ sáng nay thôi sau khi Toán lãnh tiền thưởng hành quân. Chúng tôi từ một bệnh viện của quân đội Mỹ về đến căn cứ CCN ngày hôm qua sau chuyến xâm nhập vùng hạ Lào (kết quả không giống ai!)

Tự dưng bật cười, tôi quay mặt vào trong tránh hình ảnh những con người máu đen đỏ, mà phần đông đặt “ăn ké” Xập xám chướng. Trong cái trại Biệt kích này… tự do được đặt lên hàng đầu (âu cũng là một khuyến khích…mại dô…) Có những quyến mà bất cứ một quân đội nào cũng ngăn cấm nhất là trong những giờ làm việc…Nhậu, nổ súng, đánh bạc, đánh lộn thậm chí cả đến sử dụng chất ma túy v.v. Tôi bật cười thêm về chuyến công tác vừa qua…

Đà Lạt Trong Ký Ức Tôi

Hồ Văn Châm
 

 

Phi cơ của hãng Air VietNam chở khoảng bốn mươi sinh viên Quân Y từ Hà Nội vào Đà Lạt dự khóa huấn luỵện quân sự năm tuần lễ đáp xuống phi trường Liên Khang vào xế trưa một ngày tạnh ráo đầu tháng 7 năm 1954. Ra khỏi khoang máy bay, không khí mát dịu khác hẳn cái nóng bức dưới đồng bằng khiến mọi người cảm thấy khoan khoái. Đại úy Nguyễn Ngọc Khôi đón chúng tôi ở ngay chân cầu thang máy bay, hướng dẫn chúng tôi vào bên trong nhà ga chờ nhận lại hành lý. Đại úy Nguyễn Ngọc Khôi là người của Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt (EMIAD: Ecole Militaire Inter Armes de Dalat) cắt cử phụ trách liên đội Quân Y chúng tôi trong thời gian thụ huấn quân sự. Chúng tôi được đưa lên ba chiếc GMC chở về thị xã Đà Lạt ở cách phi trường non 40 kilômét.

Anh Tôi
 
Thái Hòa
 
 

 

Sau ngày mất nước người anh còn lại bị bắt đi “cải tạo”. Anh tôi cũng như ba tôi trước sau đều phục vụ thuộc tại tiểu đoàn 12 Pháo Binh. Tuy là sĩ quan cấp úy, nhưng không hiểu sao anh tôi lại bị đưa ra Bắc. Đầu năm 1977 gia đình tôi mới nhận được tin và xin giấy đi thăm nuôi. Gia đình đơn chiếc, nên tôi phải thay Mẹ làm “thân cò” lặn lội ra Bắc tìm anh Hai. Nói là đi tìm vì thực sự tôi chưa biết đích xác là anh tôi đang ở đâu? Sau tháng tư Đen, trong miền Nam cũng như ngoài Bắc nhà tù CS mọc lên như nấm dại. Có những nhà tù chúng nó dựng lên chưa kịp đặt tên thì những người Lính miền Nam “bị gảy súng” đã đầy ắp và người Tù cũng bị di chuyển liên miên. Tuy rằng khi nhận tin thân nhân mình ở chổ này, nhưng khi ra tới nơi thì họ đã bị chuyển đi nơi khác nên mỗi khi đi thăm nuôi mà gặp ngay được người nhà của mình đúng như lời nhắn thì thật là họa hiếm.


Xế trưa ngày 29 tháng Tư, 1975, theo lệnh Chỉ Huy Trưởng, toàn thể Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam[1] di chuyển ra bến tàu, gần trung tâm huấn luyện Cảnh Sát Quốc Gia ở Cát Lở, cách ngã tư Bến Đình khoảng một cây số để lên tàu di tản. Từ Trường, tôi đi bộ qua đường Lê Lợi, về nhà ở trại Cô Giang, Phường Thắng Tam. Tôi chỉ kịp trao đổi với mẹ tôi vài lời. Năm đó mẹ tôi đã 55 tuổi, người ốm yếu, còn tôi là SQ trẻ, chưa lập gia đình. Sau khi bị thương lần thứ hai tại Trà Ôn, tôi nhận giấy thuyên chuyển về Trường TSQVN. Tại đây, tôi tạm thời được sắp xếp dạy Anh Văn, khi vết thương ở chân trái chưa lành.