Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

KiwiTeTua

Dưới Tầng Địa Ngục
 
Hồ Đắc Huân
---oo0oo---
 
 

Vận nước chuyển đổi, sau ngày 30-4-1975 cuộc chiến tranh giữa Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) kết thúc! Thay vì hòa hợp, hòa giải dân tộc để cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam phú cường thì ngược lại nhà cầm quyền Hà Nội say men chiến thắng, tạo dựng lên hằng trăm nhà tù lớn, nhỏ với mỹ từ “cải tạo” để giam giữ: Quân, Dân, Cán, Chính. Đảng phái, Tôn giáo, giới trí thức, văn nghệ sĩ... của Việt Nam Cộng Hòa còn ở lại trong nước vì nhiều lý do khác nhau.

Nha Trang – Chuyện Cũ

Phạm Tín An Ninh

---oo0oo---

 

Xa quê nhà đã lâu. Mỗi lần đi đến một địa danh xa lạ nào đó, nhất là những dịp lái xe chạy dọc theo một bờ biển đẹp, lòng tôi lại nôn nao cái cảm giác như đang trên đường ngược về quê cũ – Nha Trang. Thành phố đã chôn giấu giùm tôi bao hang động tuổi thơ, dấu tích của những mối tình học trò một thời vụng dại, mà sau cơn sóng tháng tư năm nào bất ngờ ập xuống, ngỡ tất cả đã biến mất, có còn chăng cũng chỉ là chút sương khói mơ hồ trong lòng một người lưu lạc.

Cậu Út

Nguyễn Ý Thuần

---oo0oo---

 

Tôi bắt đầu khó chịu khi gặp hắn lần thứ ba. Vẫn bộ quần áo vàng dành cho sinh viên sĩ quan lúc đi phép, hắn tỉnh bơ ngồi tại câu lạc bộ sĩ quan. Chung quanh, mọi người đều mặc đồ trận, kể cả những sĩ quan trẻ ngồi cùng bàn với hắn. Trừ bộ quần áo lạc lõng, còn lại từ thái độ đến cung cách ăn nói của hắn chẳng có gì khác lạ. Nâng ly bia, cụng ly, uống một hơi dài. Rồi cười nói, vung tay, xoãi chân như việc hắn có mặt tại đây trong bộ quần áo vàng là điều tự nhiên. Bất cần thiên hạ với những cái nhìn kỳ cục ném về. Kể cả tôi, tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn hắn phải trình diện.

QLVNCH - Những Chiến Thắng Bị Lãng Quên
Bùi Đại và Đặng Vũ Tùng
 
---oo0oo---



VRNs (25.04.2014) – Sài Gòn – Dư luận thường chỉ hiểu rất sơ sài về Chiến tranh Việt Nam qua một vài phim ảnh về sự thất thủ của Sài Gòn năm 1975. Tức là sự chiến thắng hiển nhiên của quân du kích “anh hùng”

Phi Vụ Rescue Căn Cứ Hỏa Lực HH-2 - Nam Lào


Nguyễn Phúc An Sơn

---oo0oo---

 

Trong tần số FM-42.5, có tiếng liên lạc của Kingstar-4 và 5 cùng Cobra Mỹ đang cất cánh để cover tản thương và tiếp tế cho căn cứ hỏa lực Hồng Hà-2 (HH-2). Đúng 10:50 28/2/1971, theo đồng hồ của tôi. Nghe nói được Gunship-Cobra yểm trợ, linh tính tôi bắt đầu lo (trong Không Quân, lấy giờ bay và thâm niên làm gốc, thế nên Kingstar-4 với cấp bực nhỏ hơn [Thiếu Úy Phúc] nhưng thâm niên trong Phi Đoàn, lên làm Lead [Trung Úy Đạt] hướng dẫn hành quân) trên đường bay tới Hồng Hà-2 khoảng chừng hơn 20 phút. Vùng này phòng không chưa đáng sợ, nhưng điều quan trọng nhất là HH-2 đã bị địch bao vây cả mấy ngày nay, tất cả đại bác 105, và 155ly của ta đều bị tê liệt bới đạn 152ly tối tân xuyên phá của LX.

Trong Nỗi Khốn Cùng Của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa


Nguyễn Thế Thăng

---oo0oo---

 

Sau đây là câu chuyện điển hình về Nỗi Thống Khổ Bi Hùng mà Người Lính Cộng Hòa hằng gánh chịu sau ngày mất nước với lòng can đảm bền bỉ tuyệt đối của người luôn vững tin về Lý Chính Nghĩa của Quân/Dân Miền Nam cũng như của toàn Dân Tộc Việt Nam.

Thực chất cuộc chiến 1955-1975 tại Việt Nam


MX Lê Công Truyền

---oo0oo---

 

Bàn về thực chất của một cuộc chiến không thể không biết danh xưng đích thực của cuộc chiến. Lấy tên các quốc gia lâm chiến hoặc nơi cuộc chiến xảy ra để đặt tên cho một cuộc chiến là điều chúng ta thường nghe thấy, chẳng hạn như “Hoa-Nhựt Chiến Tranh”, “Pháp-Đức Chiến Tranh”, “Chiến Tranh Triều Tiên”, “Chiến tranh Iraq” v.v... Do đó, cuộc chiến từ năm 1955 đến năm 1975 được gọi là “Chiến Tranh Việt

Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là tự sự về chuyện chọn vùng an cư trên đất Mỹ.