Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Longhai

Cuối tháng 5/1970, vợ chồng tôi từ Nam vang về Sàigòn lánh nạn “cáp duồn”.

Biển Ơi Trả Cho Ta

Đào Văn Bình

---oo0oo---

 

Khác với buổi chiều, thanh niên và đồng bào tỵ nạn thường tụ tập ở đây để tắm biển, đá banh, hóng mát hoặc chờ đợi những con tàu vượt biên có thể bất thần trôi giạt vào đây… buổi sáng bãi biển Khu C của Bi Đông thường thưa thớt người. Lác đác một vài người đi bộ để tập thể dục. Tít tắp từ xa một vài cái đầu nhấp nhô theo ngọn sóng. Đó là những người đang tắm biển vì họ tin rằng tắm biển vào buổi sáng như thế da thịt sẽ săn lại và trị được rất nhiều bệnh, nhất là bệnh lao phổi.

Lê Thanh Sơn là bút hiệu của cựu phóng viên Việt Tấn Xã ở Sàigòn hồi trước tháng 4-1975. Anh tốt nghiệp khóa đào tạo phóng viên đầu tiên của Việt Tấn Xã năm 1965, và sau đó làm việc cho Cơ quan thông tấn này.

***

Qua Khe Cửa


Nguyễn Thị Thảo An




Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế…
“Đi. Đi qua. Đi qua nữa. Đi qua nữa. Nữa,…”
(Bát Nhã Ba La Mật Đa).


Ngày hôm đó là một ngày đẹp trời. Nắng vàng hanh và trên cao mây trắng trôi lang thang kết thành từng mảng lớn. Anh ngồi trước sân, lơ đễnh ngắm giàn mướp vừa thả xuống vài trái. Mướp non, trái thon nhỏ, giống như những ngón tay xanh nõn trỏ xuống đất. Dưới giàn, mấy con ong vo ve lượn lờ quanh những búp vàng mới hé. Gió phơn phớt mát da. Ngọn gió Hè thơm thơm mùi cỏ cháy. Anh nhắp một ngụm cà phê. Hương vị tan loãng ngấm trong miệng tràn lên ký ức. Cũng trên cánh đồng trước nhà, đám cỏ gà này và tuổi thơ anh cùng lớn. Đám cỏ, anh có cảm tưởng cũng là đám cỏ cũ, thân thiết ngày nào. Và trăng sao, cũng trong vòm trời này, cũng đứng nguyên ở đó. 

Ký Ức Không Quên

Tôn Nữ Hoàng Hoa




Đêm khuya dần mà tôi vẫn ngồi trên bàn Computer nhỏ, cạnh giường ngủ. Từng hồi chuông đêm của nhà thờ gần đây chập chùng đổ xuống lan dần vào không gian.

Cứ mỗi năm vào tháng Tư thường làm tôi mất ngủ. Những ký ức xa xưa trở về. Một ký ức đau thương nhiều phẫn nộ.

Từ tháng 3/1975 trường Nam Tiểu Học ở Đà nẵng đã là trại tị nạn cho người dân miền Trung chạy vào... Vòm trời không còn dẫn lối thiên đàng mà bây giờ là không gian của hoảng sợ, lo lắng phân vân trước những sự tấn công của Cộng Quân Bắc Việt vào miền Nam.

Tháng Tư Ngày Đó

Nguyễn Thị Thêm




Tháng ba 1975 Đà Nẵng trong cơn sốt chiến tranh. Ngôi trường tôi dạy tạm thời cho học sinh nghỉ học. Người dân tị nạn từ các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị chạy vào lũ lượt. Trường mở cửa để làm trại tiếp cư. Các giáo viên phải có mặt để giúp đở dân chúng. 

Nhà tôi ở đối diện với trường học. Đó là lý do tôi nhất định xin về dạy tại đây để tiện việc đi về. Mặc dù bên Ty Giáo Dục Đà Nẵng đã bố trí tôi dạy tại trung tâm thành phố. 

 

Phi Vụ Tử Thần 
Lý Tống

 


Những năm trước 1965, khi nói đến những chiến công hiển hách của Không lực Việt Nam Cộng Hòa, người ta thường nhắc đến những phi vụ oanh tạc miền Bắc. Nhưng từ khi các mặt trận giao tranh đã dần dần bị đẩy lùi về miền Nam, và đặc biệt sau khi Phi công Hoa Kỳ và các loại máy bay hiện đại như B52, F4, F105, A7... không còn trực tiếp tham chiến sau ngày Việt Nam hóa chiến tranh, và Không lực Việt Nam Cộng Hòa đã trở thành nỗ lực chính duy nhất yểm trợ các đơn vị bạn dưới đất, một trong các trận oanh kích được đánh giá cao và thường được nhắc nhở là kỳ tích đánh sập cầu

Dziên Bình của Không đoàn 92 Chiến thuật Phan Rang.