Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Phạm Văn Bản

Kinh Nghiệm Nhật Bản

Phạm Văn Bản

---oo0oo---

 

Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, mình có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế đã làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội và xóa bỏ được nhiều điều bất công.

(Mời đọc tiểu luận viết hơn 20 năm, khi tôi còn học trường Western Washington University và làm việc thư viện trường Everett Community College, và nặng lòng về nguồn nước Việt Nam, riêng bài viết Anh ngữ bị thất lạc).

Diệt Sợ Hãi

 

Phạm Văn Bản
 
---oo0oo--



Đọc hồi ký của Lý Quang Diệu, một mẫu người diệt sợ hãi: Vào buổi sáng thứ Hai, tháng 2, năm 1942 khi đoàn chiến xa Nhật Bản lăn bánh trên đường phố Tân Gia Ba, nghiền nát mộng xâm lăng của thực dân Anh trên đảo quốc sư tử, và sau đó từng đoàn người dân bị bắt, tải lên xe với bao nỗi kinh hoàng than khóc, trong số ấy có người thanh niên Lý Quang Diệu. Ông nghĩ rằng, nếu mình không “diệt sợ hãi” mà lại tòng phục quân Nhật thì sẽ không còn cơ hội mà trở lại phục vụ quê hương! Chợt nảy sinh ý định trốn giặc, ông đã vượt thoát thành công. Cũng buổi chiều hôm ấy, tất cả mọi người đã bị bắt lên xe, đều bị lính Nhật tàn sát, ngoại trừ thanh niên họ Lý sống sót. Lý Quang Diệu thoát chết, và ông không bao giờ quên cuộc thảm sát những người đồng hương trước họng súng bạo hành của chế độ quân phiệt Nhật Bản. Sau chiến tranh ông vào trường đại học Cambridge, Anh Quốc và tốt nghiệp luật sư; về nước năm 1950, ông là thành viên trong đảng Quốc Gia (Nationalist Party), ông nhiệt tình hăng say hoạt động và tạo cho mình vị trí lãnh đạo và trở thành một người danh tiếng.

Nền Tảng Giáo Dục

 
Phạm Văn Bản
 
---oo0oo---



Mục đích của giáo dục không chỉ bao gồm thiện chí học hỏi, khả năng lý luận, trình độ nhận thức mà còn đào tạo lớp người trẻ sống và cư xử một cách “quang-minh-chính-đại” đối với chính mình, với người thân, với gia đình, với cộng đồng xã hội, quốc gia dân tộc và với cả nhân loại; tiên học lễ hậu học văn (trước là học lễ nghĩa, sau là học chữ nghĩa) là vậy. Nói cách khác, công cuộc giáo dục con người là định đặt nền tảng huấn luyện và đào tạo theo nguyên lý giáo dục là “Tình Tương Thân và Việc Phát Triển” hay Tương Thân – Phát Triển mà Tổ Tiên chỉ dẫn trong Chánh Thuyết Tiên Rồng.

Chiến Tranh Vì Tiền

Phạm Văn Bản

---oo0oo---

 

Hàng ngày chúng ta phải sống và đụng chạm đến tiền bạc. Tục ngữ Việt Nam có câu “đồng tiền liền khúc ruột,” “tờ bạc đâm toạc tờ giấy,” “có tiền mua tiên cũng được” hay có người còn định nghĩa: “Tiền bạc là giấy thông hành đại đồng, với nó chúng ta có thể đi bất cứ nơi đâu trên thế giới này, ngoại trừ lên thiên đàng là không được. Với nó, chúng ta có thể mua sắm mọi sự, trừ hạnh phúc là không được.”

My POW Story
 
Vincent Phạm Văn Bản
 
---oo0oo---
 
 
 

I would like to share with you the story of the time I left my homeland empty-handed to seek out new opportunities in the United States of America. When my family and I arrived we brought nothing with us but hope for a new life.

Lời Mở: Nhân sự kiện Đảng Cộng Sản Việt Nam mở Đại Hội 13 vào năm 2021 nhằm kiên định lập trường là tiếp tục đi theo con đường Chủ Nghĩa Xã Hội nhưng phải hết sức sáng tạo. Theo trang báo SG Giải Phóng, Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: “Kiên định mục tiêu lý tưởng có nguyên tắc, đồng thời phải hết sức sáng tạo, bám sát thực tiễn để đổi mới kịp thời.”
Do đó, người viết xin đăng lại bài "đúng nguyên tắc, hết sức sáng tạo và bám sát thực tế" qua chủ đề Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Kính mời bạn đọc thưởng lãm, Phạm Văn Bản

Là người Con Cháu Tiên Rồng
Ðồng Bào ta nhớ thuộc lòng chín kinh
Tiên Rồng thứ nhất xác minh
Song Hiệp Hoàn Chỉnh trọn tình ai ơi
Thứ hai Trầu Cau diễn lời
Thân Thương nguyên lý làm đời sống chung
Thứ ba hướng tới trùng phùng
Chử Ðồng: Bình Ðẳng Tột Cùng là đây
Tiết Liêu thứ bốn dựng xây
An Dân Thịnh Nước xum vầy ấm no
An Tiêm tiếp đến chăm lo
Việc Làng Dân Chủ - đạo phò con dân
Vọng Phu thứ sáu góp phần
Chồng nào Vợ nấy chuyên cần tăng gia
Trương Chi thứ bảy ấy là
Căn nguyên hạnh phúc – tình ta sáng ngời
Mỵ Châu thứ tám dẫn lời
Truyền kỳ Giữ Nước góp đời sĩ phu
Kết bài Phù Ðổng diệt thù
Dấn thân Cứu Nước cho dù gian nan
Chánh thuyết tóm lại chứa chan
Tiên Rồng văn hóa bao ngàn năm qua

(Huấn ca Tiên Rồng, 1982)