Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Phạm Văn Bản

Thành phố Bethlehem ở Do Thái là một trong những địa điểm du lịch lừng danh có trên ba nghìn năm nay. Theo Tân Ước xác định hang đá Bethlehem là nơi Chúa Hài Đồng Jesus giáng thế giữa đám mục đồng và bò lừa xung quanh sưởi ấm.


Hang Chúa Giáng Sinh thuộc vùng lãnh thổ Bờ Tây của Sông Jordan do chính quyền người Palestine tự trị vào năm 1995, nhưng chính quyền Israel lại giữ việc kiểm soát những người ra vào thành phố này. Mặc dù Israel hạn chế việc ra vào Bethlehem, nhưng du khách hải ngoại vẫn được phép hành hương Thánh Địa, và có thể nghỉ ngơi ở khách sạn của thành phố này để nghe những lời cầu kinh của người Hồi Giáo vào lúc canh khuya như tác giả đã từng được thưởng thức.

Gần quảng trường Manger là Thánh Đường Chúa Giáng Sinh (Church of Nativity), nhà thờ được trông như một pháo đài, xây dựng bằng đá trắng đặc trưng của vùng Trung Đông, và xây dựng vào năm 327 sau Công Nguyên. Người dân thành phố này đa số theo Hồi giáo, nhưng cũng có một cộng đồng Kytô Hữu Palestine sinh sống. Trung tâm thành phố là quảng trường Manger có cây thông noel cao lớn và xanh tươi hằng năm, nơi có hàng trăm nghìn giáo dân đổ về vào Đêm Chúa Giáng Sinh, và ngày thường, nơi đây cũng tập trung hàng nghìn du khách.

Bên dưới nhà thờ là nơi linh thiêng, còn gọi hang động Bethlehem được công nhận là nơi Chúa Giêsu đã sinh ra. Khu vực này luôn luôn đông đúc du khách hành hương, mọi người phải xếp hàng đứng chờ đến lượt mình thì mới được vào.

Bên trong hang đá rộng khoảng 10 mét vuông là nơi Chúa Jesus sinh ra đời được đánh dấu bằng Mặt Trời 14 Tia Sáng bạc trên nền đá cẩm thạch, bên trên được thắp đèn, nến. Du khách đến đây đều thành kính cầu nguyện trong không gian linh thiêng, tĩnh lặng, an bình. Hầu hết người Thiên Chúa Giáo trên thế giới đều mong muốn ít nhất một lần trong đời người có được hành hương, và tác giả cũng được dẫn vợ về đây.

Mặc dù sống trong khu vực bị tranh chấp và xung đột qua nhiều thập kỷ song người dân Palestine rất hiền hòa, thân thiện và lịch sự với du khách. Du khách ngoại quốc luôn cảm thấy thanh bình, thoải mái và sung sướng khi dạo bước trên các tuyến phố của thành thánh Bethlehem.

1. Mặt Trời 14 Tia: chữ Đức

Chữ Đức: Thập Tứ Nhất Tâm (Mặt Trời 14 Tia – hay 14 người đồng tâm là chữ Đức)

Tôi thực sự ngạc nhiên và thích thú trong chuyến hành hương thánh địa Bethlehem quý mến, nơi Chúa Giesu giáng trần, đã được Hoàng Đế Constantine giúp phương tiện cho mẹ ngài là Thánh Nữ Hoàng Thái Hậu Helena, xây dựng vương cung thánh đường Giáng Sinh vào năm 327 sau Công Nguyên, cách Thành Thánh Jerusalem 8 cây số về hướng Nam trong phần đất của người Palestine ngày nay.

Theo truyền thuyết thì Vương Cung Thánh Đường Giáng Sinh đã đặt bàn thờ ngay trên máng cỏ, nơi Chúa Hài Đồng Giêsu sinh ra trong hang đá, và bên dưới bàn thờ hiện ra là hình Mặt Trời 14 Tia Sáng bằng bạc khảm trên một tảng cẩm thạch, biểu trưng cho chữ Đức, là đạo đức, phúc đức, nhân đức, ân đức... như như Tổ Tiên Việt Nam chúng ta đã từng viết trên mặt Trống Đồng Ngọc Lữ. Chứng cứ Mặt Trời 14 Tia Sáng cũng được ghi nhận trong quyển sách của Thánh Justin Martyr viết vào khoảng năm 160 sau Công Nguyên.

Theo Việt Ngữ, chữ Đức có nghĩa Mặt Trời 14 Tia Sáng được đặt ở trung tâm mặt Trống Đồng Ngọc Lữ, gồm có bộ chữ “Thập + Tứ + Nhất + Tâm,” là Mười Bốn Người Một Lòng – hay 14 người đồng tâm, mang tinh thần đồng bào (đồng là cùng, bào là bọc) anh em cùng được sinh ra một lần và một lúc từ Một Bọc Trăm Con của Mẹ Cha Tiên Rồng. Vậy thì khi khắc trống đồng, Tổ Tiên Việt Nam chúng ta đã có dụng ý nhắc nhớ Con Cháu Tiên Rồng về tinh thần đồng bào là sống theo nguyên lý “Thân Thương & Bình Đẳng,” đồng thời học hỏi về về chủ đề Đạo Đức Làm Người.

Nguyên lý “Thân Thương” trong truyện tích Trầu Cau & Đá Vôi đã sống vì Thân Thương, và chết cho những người mình thương và dẫu có chết cũng vẫn còn thương. Đang khi nguyên lý Bình Đẳng cũng được ghi nhận trong truyện tích Chử Đồng & Tiên Dung, “Phải thấy nhau bằng con người thật, con người tinh tuyền và đừng để vật chất, lụa là, tiền tài danh vọng mà nhận diện hay đo lường giá trị con người.”

Do đó, chúng ta có thể dùng Thân Thương & Bình Đẳng của Tổ Tiên mà làm hòa thuận cho cả một dân tộc đang có hàng trăm triệu người khác biệt tôn giáo mà vẫn thực thi “Công Bình & Bác Ái của Chúa, hay “Từ Bi & Hỷ Xả” của Phật vậy. Việc thực hành này chính là điều 7 trong Tám Mối Phúc Thật: “Ai làm cho người hòa thuận ấy là phúc thật, vì chưng mình sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời vậy.”

Cũng theo Việt Ngữ, chữ Đức có nghĩa là hành động, hoạt động, thực hành khi con người có Đạo. Nếu Đạo là thể tĩnh của Trời Đất, của Đấng Sáng Tạo, thì Đức là thể động của Trời Đất, là hành động, là thần lực, là sức sống sức mạnh của những Người Thụ Tạo như chúng ta học hỏi Đạo để mang Đạo áp dụng vào cuộc sống nhân bản Con Người.

Giờ đây vợ chồng chúng tôi quỳ xuống bái lạy và hôn lên Mặt Trời 14 Tia Sáng trong Đền Thánh Giáng Sinh của Chúa, cũng như soi sáng và dẫn dắt chúng tôi tới kính viếng nơi Thánh Địa hiển vinh này. Đặc biệt “Trong gian truân con đã kêu cầu, và Chúa đã đáp lời con...” như trong 7 năm tù đày cải tạo, chịu tra tấn đánh đập con nài van Chúa và Chúa đã mở tâm, khai trí, thông tuệ để giúp cho con nhận ra chữ Đức trên Trống Đồng Ngọc Lữ hay Thạp Đồng Đào Thịnh qua hình ảnh của Mặt Trời 14 Tia.

Kể từ đó con đã có được lá cờ mà con đặt tên “Cờ Phúc Đức” ngay khi con còn ở trong nhà tù bò vàng Xuyên Mộc, cho tới ngày nay là cờ của Trời Đất, cờ của Quốc Tổ và Hồn Thiêng Sông Núi, được trưng ra để phò trợ cho con cháu, tức lớp Thanh Niên Việt Nam thời đại đứng lên làm cuộc Cải Hoá Bản Thân, Cải Hoá Xã Hội và Giúp Dân Cứu Nước, theo Quan Niệm Sống Phúc Đức của Dân Tộc Việt Nam.

2. Ngôi Sao Đa Vít

Đọc trong sách Cựu Ước chúng ta biết rằng: “Ngôi Sao 6 Cánh” hợp lại từ hai tam giác cân đặt đều lên nhau, thường được gọi là “Ngôi Sao David,” hay “Tấm Khiên David,” hoặc còn gọi “Dấu Triện Salomon.”

Ngôi sao của Vua David có 6 cánh, nhưng thực ra lại tượng trưng cho số 7, gồm 6 cánh và phần lục giác bên trong tâm. Theo sự giải thích của Kinh Thánh thì 6 cánh của ngôi sao này, đại diện cho 6 ngày trong một tuần lễ, và phần lục giác bên trong thì tượng trưng cho ngày thứ 7 là ngày Sa Bát, hay là ngày Chúa Nhật.

Cũng Theo trong Thánh Kinh Cựu Ước dạy rằng: Số 7 mang ý nghĩa đặc biệt trong đức tin Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo đã tạo dựng ra vũ trụ và con người trong tuần lễ. Thực tế, Chúa tạo dựng ra thế giới muôn vật muôn loài và con người trong 6 ngày, thì phải có một ngày thứ 7 để Ngài nghỉ ngơi.

Mặt khác “Ngôi Sao Sáu Cánh” cũng làm liên hệ đến ấn triện của Vua Solomon, người đầu tiên xây dựng Đền Thờ Jerusalem. Vua Solomon cũng được ghi nhận là do Chúa ban tặng cho món quà “Trí Tuệ/ Khôn Ngoan” hay “Kiến Thức (Knowledge) và Thông Toàn (Wisdom) trong Thời Đại Tín Nghiệp ngày nay. Tóm lại hai Mặt Trời Vua David và Vua Solomon cộng lại cũng là số 14 Tia Sáng.

Cũng theo Thánh Kinh dạy rằng: Ấn Triện là biểu tượng cho sự hoà hợp đất trời, hoặc bốn phương tám hướng đông tây nam bắc. Bởi thế những ý tưởng này cũng như tấm khiên ngôi sao David trở thành một biểu tượng phong ấn và bảo vệ Đức Tin.

Từ thế kỷ 17 Ngôi Sao David trở thành con dấu chính thức của nhiều cộng đồng người Do Thái, mặc dù nó không được ghi rõ trong Kinh Thánh hay Sách Talmud. Nhưng hiện nay, từ thế kỷ 19, Ngôi Sao David được người Do Thái chấp nhận và phổ biến toàn diện, làm thành một biểu tượng của Do Thái giáo, tương tự như biểu tượng Thập Tự Giá của Công Giáo.

Quốc Kỳ Do Thái được công bố vào năm 1948, ở trung tâm cờ đặt biểu tượng Tấm Khiên của Vua David kết hợp với Dấu Triện của Vua Solomon, gọi là Ngôi Sao David có 6 cánh tia, xuất hiện cách nay hơn bốn ngàn năm (National Flag consisting of a central Shield of David (Hebrew: "Magen David," which is also popularly known as the Star of King David).

Cũng trong chuyến hành hương thánh địa, tôi gặp và tâm tình với người thanh niên Israel trên chuyến du thuyền qua bờ Biển Hồ Galilee, anh cho tôi biết niềm tự tin và tự hào dân tộc của anh được thể hiện qua Kinh Thánh và Quốc Kỳ với Ngôi Sao David.

Anh hỏi tôi về tình hình chính trị Việt Nam, thì tôi cũng mạnh dạn thưa rằng: "Tôi cũng như anh, tôi cũng có niềm tự tin và tự hào dân tộc Việt Nam qua Chính Thuyết Tiên Rồng, được gọi là Kinh Việt và đoàn kỳ Đạo Đức Việt Nam gọi là Cờ Phúc Đức, với Mặt Trời Đỏ toả 14 Tia Sáng được Tổ Tiên ghi khắc ở trung tâm của Trống Đồng Ngọc Lữ và Thạp Đồng Đào Thịnh.



Pham Văn Bản
(Chuyên viên Boeing Everett)

 

Tết

Phạm Văn Bản

---oo0oo---

 

Theo truyền thống dân Việt, Tết là ngày mừng thời tiết ấm áp, mừng vận hành đều hòa trong sự luân lưu của đất trời, hay mừng nắng thuận mưa hòa trong năm. Sở dĩ dân Việt chúng ta mừng mặt trời mặt trăng, vì hai thiên thể đó có ảnh hưởng trực tiếp và chi phối đời sống nông nghiệp quanh năm. Và trước thềm Năm Mới, người viết xin kính chúc quý vị và các bạn luôn an khang và thịnh vượng, trong câu Chúc Mừng Năm Mới!

Tưởng Nhớ Phan Ngọc Phước xin đăng bài Không Tạc Lộc Ninh

Nhận Định Thời Cuộc

Phạm Văn Bản

---oo0oo---

 

Từ ngàn xưa sách sử Trung Quốc đã ghi nhận rằng các chiến công ở Giao Chỉ (Việt Nam) là của lão tướng thời danh Mã Viện, được Hòang Đế Quang Vũ triều đại Đông Hán tấn phong Phục Ba Tướng Quân, và đem quân xâm chiếm nước ta. Theo Mã Viện Truyện thì Đại Lão Tướng Phục Ba dẫn hơn hai vạn kỵ binh và hai ngàn chiến thuyền tiến đánh Việt Nam.

Nợ

Phạm Văn Bản

---oo0oo---

 

 

Trong tuần qua, tôi đọc lời bình luận của Niên Trưởng Nguyễn Trường Khương và hồi đáp của vài bạn trên trang Không Lực Việt Nam Cộng Hòa về tựa đề Thần Báo – Phi Đoàn 520 khu trục phản lực A-37 tác chiến của Sư Đoàn 4 Không Quân trong chiến tranh Việt Nam ngày trước. Anh Khương có người em Thiếu Úy Nguyễn Trường Thới cùng phục vụ với tôi trong Thần Báo và Chiến Đấu Cơ A-37 của Thới bị bắn rơi bởi hỏa tiễn phòng không của địch quân Cộng Sản vào chiều ngày 13 tháng 4 năm 1975. Thời điểm cũng là lúc đơn vị chúng tôi thu xếp quân trang quân dụng để giã từ Biệt Đoàn 74 Zulu ở căn cứ Tân Sơn Nhất, mà chuyển quân trở lại phi trường Bình Thủy sau khi phi đạo đã sửa chữa.

Tết
 
Phạm Văn Bản
 
 
 

(Bắt đầu từ lễ tiễn đưa Ông Táo Về Trời ngày 23 tháng Chạp tới mùng 7 tháng Giêng)

Tết là ngày mừng theo thời tiết, mừng theo vận hành luân lưu đất trời, mừng theo thời gian, theo năm tháng, theo nắng mưa. Sở dĩ chúng ta mừng mặt trời hay mặt trăng là vì những thiên thể ấy ảnh hưởng trực tiếp, chi phối và điểu động đời sống con người, vũ trụ vạn vật. Trước thềm năm mới, người viết xin kính chúc quý vị cùng quý bạn một năm mới nhiều an khang và thịnh vượng.