Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Nguyen Huu Thien

CẢI TẠO NỬA MÙA - VƯỢT BIÊN TÀI TỬ (kỳ 7)

 



Hồi ký
NGUYỄN HỮU THIỆN




(tiếp theo kỳ 6)

CHƯƠNG 5 – Phước Long

Rời Trảng Bàng, đoàn xe chở tù cải tạo theo Quốc Lộ 1 (nay gọi là Quốc Lộ 22) xuôi hướng đông nam, qua Củ Chi tới Hóc Môn tôi nhận ra nhà thờ giáo xứ Bùi Môn ở phía bên tay mặt. Đây có lẽ là giáo xứ Bắc Kỳ di cư lớn nhất nhì trong vùng Hóc Môn; giữa thập niên 1960 có lần tôi đưa bà ngoại tới thăm một vị linh mục quen biết.

Qua khỏi Bùi Môn mấy cây số thì tới ngã tư Trung Chánh, quẹo trái là đường đi qua giáo xứ Trung Chánh trước khi tới cổng chính của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung của quân đội VNCH trước năm 1975, từng được ghi nhận là “lò luyện thép lớn nhất Đông Nam Á”.

CẢI TẠO NỬA MÙA - VƯỢT BIÊN TÀI TỬ (kỳ 6)



Hồi ký

NGUYỄN HỮU THIỆN



(tiếp theo kỳ 5)


Rồi ngày thăm nuôi cũng tới, tôi nhớ vào khoảng giữa năm 1977. Lần này chỉ có vợ tôi lên thăm, dắt theo hai đứa con, 4 và 3 tuổi.

Mỗi khi có đợt thăm nuôi, phương tiện vận chuyển từ Trảng Bàng, Tây Ninh đi vào các trại cải tạo ở hai huyện Tân Biên và Tân Châu được tăng cường thêm nhiều xe đò, xe tải chạy than hoặc chạy bằng xăng hay dầu cặn. Bà vợ, bà mẹ cải tạo nào may mắn kiếm được một chỗ ngồi, chỗ đứng trên các xe chạy xăng hay dầu cặn thì còn đỡ, bà nào phải đi xe than thì vào tới nơi sẽ thành “Công chúa lọ lem” (Cinderella) theo nghĩa đen, nghĩa là mặt mũi áo quần đóng một lớp bụi than đen gớm ghiếc!

CẢI TẠO NỬA MÙA - VƯỢT BIÊN TÀI TỬ (kỳ 5)


Hồi ký
NGUYỄN HỮU THIỆN



(tiếp theo kỳ 4)


CHƯƠNG 4 – Đồng Ban


Đầu năm 1977, ở Trảng Lớn có đợt chuyển trại quy mô, tôi và phần lớn bạn tù cùng L được đưa tới trại cải tạo Đồng Ban, cũng nằm trong tỉnh Tây Ninh, cách Trảng Lớn khoảng 25 cây số về hướng bắc.

Xin mở một dấu ngoặc để viết về các trại cải tạo nằm trong tỉnh Tây Ninh – tỉnh được ghi nhận có nhiều trại cải tạo, nhiều vùng kinh tế mới nhất sau năm 1975.

Tây Ninh nằm về hướng bắc tây bắc Sài Gòn, với toàn bộ biên giới phía bắc và phía tây giáp Căm-bốt. Về hành chánh, ngày nay Tây Ninh gồm thị xã Tây Ninh và 8 huyện. Nếu lấy núi Bà Đen nằm ở giữa tỉnh, cách thị xã gần 10 cây số, làm chuẩn thì hai huyện ở phía bắc là Tân Biên và Tân Châu chiếm tới phân nửa lãnh thổ.

Bác Năm Trầu
 
Lê Khánh Long
 
---oo0oo---



Thằng Nhơn tuổi con gà, mập mạp, tướng đi đủng đỉnh, mặt bầu bĩnh trông dễ thương. Tôi gọi nó là Gà Cồ. Gà Cồ hay sang nhà tôi chơi vì anh em tôi đông, tuổi sàn sàn nhau, còn nó là con trai một cũng chẳng có chị hay em gái. Cả nhà tôi ai cũng thương nó nên có năm, Mẹ cho chúng tôi lên Blao nghỉ hè còn sang nói chuyện với ba má nó xin cho nó đi với dù bà đã có một nách con để mà trông nom. Đi với gia đình tôi thì ba má nó yên tâm rồi, còn nó thì khỏi nói, sướng cứ mê tơi luôn.

(Viết cho những năm tháng sách vở thành tro bụi)

Nước Úc 'thoát Trung' trong thời viêm phổi Vũ Hán

Nguyễn Quang Duy

---oo0oo---

 

Thời gian qua các nhà ngoại giao Trung cộng hung hăng tấn công bất cứ nước nào nghi ngờ về sự minh bạch và thành công của Trung cộng trong việc giải quyết nạn đại dịch do virus corona gây ra.

Thủ tướng Úc ông Scott Morrison lại đề nghị tiến hành điều tra về nguồn gốc và cách thức các quốc gia giải quyết nạn đại dịch, nên nước Úc lãnh chịu phản ứng hung bạo nhất, nhưng chính nhờ vậy người Úc mới thức tỉnh đồng lòng “thoát Trung”, một bài học đáng giá để chúng ta học hỏi.

CẢI TẠO NỬA MÙA - VƯỢT BIÊN TÀI TỬ (kỳ 4)


Hồi ký
NGUYỄN HỮU THIỆN



(tiếp theo kỳ 3)



CHƯƠNG 3 – Trảng Lớn


Từ Vũng Tàu, chiếc dương vận hạm HQ-501 đưa chúng tôi về Tân Cảng. Sau này tôi được biết từ Tân Cảng, đoàn tù đã được hai đoàn xe molotova bít bùng chở đi hai hướng khác nhau: một chạy về hướng đông, lên trại tù Long Giao ở Xuân Lộc, một - trên đó có tôi - chạy lên hướng bắc, trở lại “đường xưa lối cũ”, nhưng tới Hốc Môn không quẹo vào Thành Ông Năm mà chạy thẳng lên Trảng Lớn ở tỉnh Tây Ninh.

Biên Hòa: Không lời từ biệt
(Như một nén hương cho anh em BH đã nằm xuống)
 
---oo0oo---
 
 
*Bài nầy tôi viết năm 2015, nay hiệu chính đầy đủ hơn
Nguyễn Phú Chính

Ngày 28 tháng Tư năm 2020, đúng 45 năm ngày Biên Hòa hấp hối. Bộ chỉ Huy SĐ3KQ tạm thời đặt tại Không Đoàn ( KĐ) Yểm Cứ, gần cổng 1 Biên Hòa, vì Bộ Tư Lệnh SĐ bị pháo kích. Có nội tuyến điều chỉnh nên rất chính xác. Tôi vô tình là một trong 3 người được nghe quyết định cho số phận Biên Hòa của Tr/Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân (TLKQ). Hai người kia là Chuẩn Tướng Huỳnh Bá Tính, Sư đoàn Trưởng SĐ3KQ và Chuẩn Tướng Từ Văn Bê, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật Tiếp Vận (BCHKTTV). Mấy năm nay, tôi cứ lưỡng lự mãi vì đây là một câu chuyện buồn. Tự biết tôi không đủ khả năng diễn tả hết cảnh tang thương, oan nghiệt nầy, nên đành bỏ ý định viết… Giờ đây ba tướng đã quy thiên, bản thân tôi cũng không biết trước lúc nào. Tôi mạnh dạn viết, ít nhứt để ba đứa con tôi biết thêm phần nào nơi chúng đã sống êm đềm trong những ngày thơ ấu. Và cũng xin gửi đến những người bạn đã một thời từng chết sống, gắn bó với Biên Hòa, một khung trời kỷ niệm.