Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Che Guevara: Một người anh hùng hay kẻ sát nhân?

“Nợ một con mắt, trả bằng một con mắt, khiến cả thế giới mù lòa”. Đây là lời của Mahatma Gandhi.
 
“Bóng đêm không thể xua tan bóng đêm; chỉ có ánh sáng mới có thể làm điều đó. Nỗi căm hờn không thể làm giải tỏa được nỗi căm hờn; chỉ có tình yêu thương mới có thể làm điều đó”. Đây là lời của Martin Luther King Jr.

Tên tuổi của họ đã gợi lên hình ảnh của những nhà lãnh đạo trong lịch sử, mà đã tạo nên sự đổi mới thông qua điều mà họ gọi là “chiến đấu một cách hòa bình”. Tuy vậy, những lời họ nói cho thấy điều ở trong tâm họ; những lời nói khiến người khác hành động với một ước mơ về hòa bình. Lịch sử đã minh chứng cho những thành quả của các phương pháp tinh tế như thế trong việc đấu tranh chống lại sự bất công và suy đồi. Những vị này được lưu danh vì điều đó và có thể được xem như là những người hùng của lịch sử.

“Điên cuồng trong cơn thịnh nộ, ta sẽ nhuộm đỏ cây súng của ta khi tàn sát bất kỳ kẻ thù nào rơi vào tay ta! Mũi của ta nở ra khi thưởng thức mùi thơm cay sè của thuốc súng và máu. Bằng cái chết của kẻ thù, sự tồn tại của ta chờ đợi cuộc chiến thần thánh này và tham gia vào giai cấp vô sản đắc thắng cùng với một tiếng hú hoang dại!”

Đây là lời của Ernesto Che Guevara được viết trong bài luận nổi tiếng của ông, và ảnh hưởng của nó lại hoàn toàn khác với những lời nói kể trên.

 

Che Guevara: Một người anh hùng hay kẻ sát nhân? - Tin180.com (Ảnh 1)
 

Một du khách đi bộ bên cạnh một sạp bên lề đường trưng bày áo phông có in hình của người lãnh đạo du kích sinh tại Argentina – Ernesto ‘Che’ Guevara (Ảnh: STR/AFP/Getty Images)

Vậy thì cái tên Ernesto Che Guevara gợi lên hình ảnh gì trong tâm trí của người ta? Ông ta có phải là một nhà lãnh đạo vĩ đại của quá khứ không? Ông ta có tạo nên một sự tác động tích cực đối với thân phận con người hay không? Chúng ta thực sự biết được điều gì về Ernesto Che Guevara? Khi được hỏi như thế, nhiều người rất ngạc nhiên vì họ thực sự biết quá ít về ông.

Mặc dù người ta cho rằng ông ta là một bác sĩ đến từ quê nhà Argentina, nhưng ông ta chưa từng tốt nghiệp một trường y dược nào. Trên thực tế, ông ta đã bỏ học để tham gia cuộc cách mạng Marxist phiến loạn ở Cuba do cộng sản Liên Xô tài trợ.

Khi ông ta đến Cuba, Fidel Castro đang là người lãnh đạo đương thời của phe cánh tả chiếu đấu, sẵn sàng lật đổ chế độ bại hoại của Fulgencio Batista, tổng thống thứ 17 của Cuba.

Nhiều nhà lãnh đạo trước đây của cuộc cách mạng Cuba ủng hộ một chính quyền dân chủ, nhưng Che và Castro nổi tiếng là những người kiên quyết ủng hộ cho chủ nghĩa cộng sản Xô Viết. Khi Castro nắm được nhiều quyền lực hơn, phe ủng hộ dân chủ có ít tầm ảnh hưởng hơn, và đánh mất cơ hội của một tiến trình dân chủ trong tương lai.

Sau cuộc đảo chính chế độ Batista vào tháng 7 năm 1959, Che đã chỉ huy đội xử bắn đầu tiên và thiết lập những “Trại lao động” trên khắp đất nước này, mô phỏng theo những trại tù Gulags của Liên Xô. Ông ta đóng vai trò như một quan tòa, bồi thẩm đoàn, và kẻ hành quyết, điều đó khiến ông ta rất tự hào. Ông ta viết trong bài luận của mình:

“Để đưa người ta đi xử bắn, thì bằng chứng pháp lý là không cần thiết… Đây là những thủ tục của tiểu tiết tư sản. Đây là một cuộc cách mạng! Và một nhà cách mạng phải trở thành một cỗ máy giết chóc lạnh lùng được kích động bởi lòng căm hận thuần túy. Chúng ta phải tạo ra một bài học về Bức Tường!”

Việc cầu khẩn các đồng chí của mình ở Nga xây dựng “Bức tường Berlin” là một bằng chứng cho thấy quá trình đối phó với những kẻ chống đối và sự thủ tiêu đối thủ của chế độ độc tài cộng sản Cuba mới được hình thành thời bấy giờ; và họ đã thủ tiêu đúng như vậy.

Thông qua những Trại Lao động mới được thành lập này, Che đã ra lệnh tàn sát hàng trăm ngàn người Cuba không nơi nương tựa, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em 14 tuổi. Cá nhân ông ta đã hành quyết hơn 180 người, dù rằng một số người nói là có nhiều người hơn đã mất mạng dưới tay của ông ta. Một chi tiết đặc biệt được chỉ định ở những trại này là phải giải quyết “Vấn đề Đồng tính” bởi vì những người đó cũng bị cầm tù, còn các phóng viên thì không có được tiếng nói tự do như đã hứa.

Theo sau sự tiếp quản của chính quyền, chế độ do Liên Xô hậu thuẫn mới được thành lập này đã tạo nên một nhà nước cảnh sát bắt người với một tỉ lệ cao hơn chế độ cộng sản của Joseph Stalin, và trong ba năm đầu đã hành quyết nhiều người hơn cả trong sáu năm đầu chế độ Quốc Xã của Adolf Hitler.

Trong suốt thời gian cầm quyền của Kennedy vào năm 1962, sau nhiều cuộc tranh cãi xem liệu những người Xô Viết có bất kỳ mối liên hệ nào với cuộc cách mạng Cuba hay sự phát triển của chính phủ đó hay không, Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev đã làm việc với Castro để đặt vũ khí hạt nhân tầm xa trong Cuba, nhờ đó đã kết thúc cuộc tranh luận này và mở ra một cuộc tranh luận mới.

Sau khi Kennedy gặp gỡ các đại diện của phe Xô Viết, sự kiện này đã kết thúc êm đẹp và những chiếc tên lửa đã được tháo dỡ. Tuy nhiên, Che không hài lòng với kết quả này và cả ông ta lẫn Castro đều có cảm giác bị anh cả Liên Xô của họ phản bội. “Nhật báo Công Nhân (The Daily Worker)”, tờ báo Xã hội Chủ nghĩa Cuba đã trích lời của Che: “Nếu những chiếc tên lửa vẫn còn đó, thì chúng ta sẽ sử dụng tất cả chúng và nhắm vào ngay trung tâm của Hoa Kỳ, gồm có cả New York.”

Vào năm 1967, Che đến Bolivia để xúi giục cuộc cách mạng, mỉa mai thay, tại đó không có một nông dân nào gia nhập với ông ta hay Cuộc cách mạng Xô Viết. Cũng thật mỉa mai là, thay vào đó, ông lại sớm tìm được những người chịu lắng nghe mình ở giai cấp trung-thượng lưu và họ sớm theo chân ông ta trong việc sát hại hàng ngàn người Bolivia vô tội trong một cuộc nổi loạn ngắn ngủi. Ngay sau đó, cảnh sát Bolivia đã lùng bắt ông ta cùng với sự trợ giúp của tình báo Hoa Kỳ và đã bắt được ông ta.

Những người bắt giữ kể lại: “Hắn ta rất dũng cảm khi còn ở pháo đài La Cabana để tàn sát những người dân vô tội, ngay cả đứa trẻ 14 tuổi, nhưng hắn dường như là thật sự sợ hãi sau khi bị bắt”.

Tin tức cho biết rằng Che đã van xin để được sống: “Tôi có giá trị với các ông khi còn sống hơn là khi chết”.

Rõ ràng là những người bắt ông ta đã không đồng ý. Ông ta đã bị xử lý giống như là ông ta đã từng xử lý vô số người khác, bị gửi đến đội xử bắn và bị hành quyết.

Hình thức chủ nghĩa cộng sản của Che, mà ông đã học hỏi từ người thầy Liên Xô của mình, đã tước đi hàng loạt mạng sống của hơn 100 triệu người trong thể kỷ trước và hơn thế nữa, khi mà chế độ cộng sản Trung Quốc tiếp tục chính sách của nó. Con số đó gấp hai lần tổng số thương vong trong Thế chiến thứ II và gấp mười sáu lần số người chết trong trại tử thần ô nhục của Quốc Xã.

Với sự khát máu và rõ ràng là căm ghét nền tự do chân chính và tiến trình dân chủ đến như thế, Ernesto Che Guevara hiển nhiên là không đủ tiêu chuẩn để làm một nhà lãnh đạo trong lịch sử mà chúng ta gọi là anh hùng, dù cho có tưởng tượng đến đâu đi nữa. Ông ta có phải là kẻ sát nhân không? Ông ta bị xác định là như thế do chính hành động và lời nói của mình, và ông ta dường như không bận tâm. Thực sự ông ta là một “Cỗ máy giết người lạnh lùng” mà ông ta xúi giục những người khác trở thành.

Một ngày nào đó sẽ có một ai đó làm một bộ phim để tưởng nhớ về những người đã chết dưới tay của “Cỗ máy giết người lạnh lùng” này của chủ nghĩa cộng sản, và lên án những tên đao phủ của chúng. Khi đó lịch sử chân thật sẽ được biết đến.

Justin Stamm/ The Epoch Times
(theo vietsoh.com)

 

______________________________________ 

Pop History Moment: The Capture Of Che Guevara

 
 

On this day in 1967 Ernesto 'Che' Guevara's days as a hunted man came to an end when he was captured in Bolivia by a CIA operative named Félix Rodríguez while encamped in the jungle with a detachment of guerillas headed by Simeón Cuba Sarabia. As he was shot and wounded, Guevara called out to his assailants 'Do not shoot! I am Che Guevara and worth more to you alive than dead.' Truer words were never spoken; alas, they weren't to be heeded...

Guevara was taken prisoner, and passed that night at a makeshift hospital in the village of La Higuera, refusing to be interrogated; the following day the only person he would speak to was the local school-teacher, 2o-year-old Julia Cortez. Guevara used the opportunity to militate against the terrible conditions under which she was forced to work; he may also have been using her as a kind of witness, in case his captors tried any funny business and fudged the the time and date and means of his death.

Two days after his capture, Guevara would be shot dead by Mario Terán who'd been selected as his executioner by Bolivian president René Barrientos; his orders further stipulated that the government's story that Guevara was killed in combat should be consistent with the wounds he was to be given. In all Guevara would be shot nine times, including five times in the legs, once in the right shoulder and arm, once in the chest, and lastly in the throat. He is reported to have faced his executioner bravely, and even bitten his own wrist to keep from crying out before the fatal bullet did its work.

As the life ebbed from his body, it proceeded to flow into his legend, affording him a kind of immortality through the books he wrote, the anecdotes of those who met him, and the images taken of him - the most famous of which is Alberto Korda's Guerrillero Heroico. Within two years of his death, Che was being played by Omar Sharif (in the film Che!); he's been played twice by Gael García Bernal in recent years, and also by Benicio del Toro.
*
(http://popcultureinstitute.blogspot.de/2008/10/pop-history-moment-capture-of-che.html)
Rate this item
(0 votes)